BẬT MÍ: Chữa viêm tủy răng cho mẹ bầu có nên hay không ?
Viêm tủy răng không phải là một bệnh lý xa lạ với chúng ta bởi những tác hại mà viêm tủy đem lại là không nhỏ và ai trong chúng ta cũng hoàn toàn có thể mắc phải nếu như không có cách chăm sóc răng miệng đúng đắn. Vậy sẽ ra sao nếu bệnh lý này xuất hiện ở những phụ nữ đang mang thai? Bà bầu có nên chữa tủy răng không? Tất cả sẽ được bác sĩ chuyên gia của nha khoa Kdentist giải đáp trong bài viết dưới đây.
Lý do các bà bầu hay bị vấn đề về răng miệng
Thông thường, phụ nữ khi mang thai sẽ có sự thay đổi về các loại hoocmon có tên là Estrogen và Progesterone. Hai loại hoocmon này dễ khiến cho lợi bị sưng và tạo ra nhiều sự tích tụ của chất vôi gây ra hiện tượng lây nhiễm vi khuẩn trong khoang miệng.
Do đó, đây là nguyên nhân chính khiến cho những người phụ nữ mang thai thường dễ mắc các bệnh về răng, đặc biệt là sâu răng. Nghiên trọng hơn, nếu như tình trạng sâu răng không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh viêm tủy răng và gây đau nhức, sưng viêm khó chịu.
Ngoài ra, hiện tượng ói mửa trong thời kỳ mang thai sẽ dễ khiến những chất axit có trong bao tử bị trào ngược cùng với những chất axit có trong thức ăn gây mòn men răng. Đồng thời, việc ăn nhiều lần trong trong ngày với lượng thức ăn ngọt quá nhiều trong khi quá trình vệ sinh răng miệng không được đảm bảo cũng là nguyên nhân khiến răng dễ bị hư tổn và lâu dần gây ra ảnh hưởng đến tủy răng.
Các dấu hiệu bà bầu bị viêm tủy răng
Dù cho đối với người bình thường hoặc phụ nữ khi mang thai thì bệnh viêm tủy cũng rất khó để nhận ra những dấu hiệu ngay từ đầu. Thông thường, bệnh chỉ được phát hiện khi đã ăn sâu vào tủy gây những cảm giác khó chịu thông qua những triệu chứng có thể nhìn thấy và cảm nhận:
- Răng bị đau nhức kéo dài, đau theo kiểu ê buốt.
- Một số trường hợp nặng hơn, răng có thể bị lung lay.
- Những cơn đau nhức răng kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng nhức đầu liên tục, nhất là khi về đêm. Khi nhận thấy dấu hiệu này thì dường như rằng 90% răng bạn đã bị viêm tủy.
- Khi bị viêm nhiễm, răng đôi khi sẽ có dấu hiệu xuất hiện mụn mủ dưới chân răng. Mụn mủ này chẳng những làm mất tính thẩm mỹ cho răng mà còn là yếu tố gây hiện tượng hôi miệng do vi khuẩn làm ổ, tích tụ và phân hủy tế bào mô mềm. Vì vậy, ngay khi xuất hiện những triệu chứng này nên đến các cơ sở nha khoa để các bác sĩ kiểm tra và loại bỏ mụn mủ sớm nhất tránh tình trạng lây lan.
- Răng bị nứt nẻ hoặc sứt mẻ những mảng lớn làm lộ tủy gây ra viêm tủy. Cách xử lý duy nhất là phải điều trị lấy tủy ngay.
Các mẹ khi mang thai có nên điều trị tủy không
Theo kinh nghiệm làm việc lâu dài, thông thường bác sĩ nha khoa sẽ khuyến nghị các mẹ bầu nên thực hiện điều trị các bệnh lý về răng trong khoảng 3 -4 tháng giữa thai kỳ (tức là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7) vì đây là khoảng thời gian thai còn nhỏ nên sẽ thuận lợi cho bà bầu trong quá trình di chuyển đến nha khoa để chữa trị răng. Mặt khác, đây cũng là những tháng tình trạng thai nghén được giảm bớt, người mẹ có đủ sức khỏe để có thể thực hiện quá trình điều trị tủy.
Vậy bà bầu có chữa tuỷ răng được không? Đây vẫn luôn là một thắc mắc cần được các bác sĩ giải đáp cho đến hiện tại. Một số ý kiến cho rằng quá trình điều trị phải chụp tia X – quang để xác định được tình trạng hiện tại của tủy răng như thế nào, những tia ánh sáng nhỏ sẽ xuyên qua phần mô xương hàm để len lỏi vào phần răng cần chữa trị nên đôi khi cũng không tốt cho thai nhi. Một số khác lại cho rằng việc điều trị tủy răng khi mang thai cần phải chích thuốc tê trong khi thuốc lại có các thành phần hóa học có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
Đầu tiên, có thể khẳng định những lo lắng của các bà bầu khi quyết định điều trị tủy răng trong giai đoạn quan trọng này là hoàn toàn đúng và cho dù khi bệnh nhân không là mang thai thì quá trình điều trị đôi khi cũng đã ẩn chứa những nguy hiểm khó lường trước. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn đúng cơ sở nha khoa uy tín và hạn chế được những rủi ro, các mẹ bầu vẫn có thể thực hiện điều trị lấy tủy răng một cách bình thường.
Do đó, để có một kế hoạch điều trị tủy răng khi mang thai một cách chính xác và an toàn, các mẹ bầu nên tìm đến những nha khoa chất lượng, bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao để có thể tư vấn và đưa ra cách chữa trị hiệu quả. Đặc biệt, các bà bầu tuyệt đối không được thực hiện điều trị tủy răng tại nhà theo những phương pháp dân gian mà chỉ nên thực hiện vệ sinh răng miệng và súc miệng với nước muối sinh lý để tránh viêm nhiễm.
Thời gian hợp lý chữa tủy răng khi mang thai
Trên thực tế, các bà bầu có thể tiến hành điều trị tủy ở 3 tháng giữa thai kỳ. Tức là từ tháng thứ 4 đến tháng 7. Thời gian này sức khỏe của mẹ và bé đều tạm thời ổn định. Mẹ bầu cũng dễ dàng di chuyển hơn.
Ở 2 mốc thời gian còn lại của thai kỳ, các bà bầu tuyệt đối không điều trị tủy răng. Ở 3 tháng đầu, thai đang trong giai đoạn được hình thành và có nhiều biến đổi trong cơ thể mẹ. Ngoài ra, hiện tượng thai nghén xuất hiện trong những tháng đầu cũng khiến sức khỏe của mẹ thường xuyên không ổn định. Mặt khác ở 3 tháng cuối, em bé đã hoàn thiện về cơ thể và đang cần nhiều chất dinh dưỡng để lớn lên. Đồng thời, kích thước thai lớn cũng khiến cho người mẹ cũng đi lại khó khăn và vất vả hơn.
Theo các bác sĩ, tình trạng viêm tủy răng dễ mắc phải ở các bà bầu hơn so với những người bình thường. Sự thay đổi đột ngột các hoocmon Estrogen và Progesterone cùng với hiện tượng thiếu hụt canxi do nuôi dưỡng thai kỳ khiến răng yếu đi và dễ mắc phải các bệnh lý về răng nghiêm trọng.
Viêm tủy răng thường rất dễ bị ngó lơ do những cơn đau ban đầu không xuất hiện liên tục và có thể tự động mất đi sau đó nên người bệnh thường nhầm lẫn với hiện tượng sâu răng. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm tủy diễn biến nặng, bệnh nhân hoàn toàn có thể đối mặt với nguy cơ gây ra tác động đến các bộ phận của răng và cần phải được điều trị sớm để không gây ra các ảnh hưởng nguy hiểm cho cả mẹ và em bé.
Nguyên tắc chữa viêm tủy răng cho bà bầu
Lấy tủy răng là phương pháp chữa trị viêm tủy răng ở bà bầu hiệu quả. Kỹ thuật này có tác dụng giúp loại bỏ toàn bộ phần tủy hỏng, làm sạch các khoảng trống trong trường hợp tủy răng bị viêm. Sau khi thực hiện lấy tủy, bác sĩ sẽ phục hình răng bằng ánh sáng Laser hoặc răng sứ thẩm mỹ giúp đem lại hàm răng vừa đảm bảo tính thẩm mỹ và cũng vừa giúp cho răng được tồn tại lâu hơn.
Bà bầu khi có dấu hiệu bị viêm tủy sẽ được kiểm tra bằng phim chụp X- quang trước. Nếu kết quả thăm khám ổn định và đảm bảo an toàn trong việc điều trị tủy răng cho bà bầu thì mới được tiến hành. Ngược lại, nếu bà bầu không đủ sức khỏe thì sẽ được các bác sĩ hướng dẫn biện pháp chăm sóc răng miệng riêng để hạn chế sưng đau và viêm nhiễm lây lan. Đợi đến khi em bé ra đời thì mới có thể tiến hành điều trị tủy.
Với những trường hợp bà bầu bị viêm tủy răng, để đảm bảo an toàn sức khỏe của mẹ và em bé, bệnh nhân bắt buộc phải lựa chọn những nha khoa uy tín để thực hiện chữa trị tủy. Các nha khoa được lựa chọn phải có đầy đủ giấy phép hoạt động, trang thiết bị y tế hiện đại và bác sĩ có chuyên môn cao.
Chữa tủy răng cho bà bầu theo mẹo dân gian
Đối với những trường hợp viêm tủy răng nhẹ, viêm tủy răng có thể phục hồi ở giai đoạn khởi phát và khi đó mẹ bầu có thể áp dụng các bài thuốc dân gian tại nhà.
Sử dụng trà hoa cúc uống hàng ngày
Trà hoa cúc vừa có tác dụng loại bỏ vi khuẩn khoang miệng đồng thời cũng giúp mẹ bầu an thần, ngủ ngon hơn. Mỗi ngày bà bầu khi bị viêm tủy răng thì nên uống một cốc trà hoa cúc vào buổi sáng sẽ làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm.
Sử dụng nước lá trà xanh
Chúng ta đều biết, trong lá trà xanh có chứa chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm và giúp loại bỏ các triệu chứng viêm nhiễm. Vào buổi sáng mẹ bầu nên đun nước lá trà xanh để súc miệng 2 lần/ngày và tối trước khi đi ngủ.
Sử dụng hành tây
Nếu trong trường hợp không dị ứng với mùi hành thì mẹ bầu có thể sử dụng nước ép của hành tây thoa lên vị trí bị viêm. Bên cạnh đó, một cách khác cũng mang lại hiệu quả tích cực là nhai hành tây trực tiếp, ngậm trong miệng 5 -10 phút rồi nhổ đi, súc miệng lại nhiều lần bằng nước sạch.
Xem thêm: Cách chữa tuỷ răng tại nhà thông qua bài viết sau đây!
Chữa tủy răng cho bà bầu bằng thuốc đông y
Ngoài những cách điều trị dân gian, bà bầu bị viêm tủy răng còn có thể tham khảo thầy thuốc và áp dụng điều trị bằng một số bài thuốc Đông y chuyên dùng để điều trị viêm tủy. Lưu ý, chỉ dùng những liều thuốc bác sĩ chỉ định để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu: Lá bạc hà, ngưu bàng, gai bồ kết, kim ngân hoa và bồ công anh.
- Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu cho vào ấm nấu chậm cùng với 1 lít nước đun nhỏ lửa đến khi còn khoảng 1 bát. Lược lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày uống một thang, dùng hàng ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm
Bài thuốc 2:
- Nguyên liệu: Sa sâm, sinh địa, kỷ tử, bạch nhược, kim ngân hoa, bạch trúc.
- Thực hiện: Nếu hết các nguyên liệu trong ấm đun cùng 1,5 lít nước, đun bằng lửa nhỏ đến khi sắc còn lại 1 bát. Lược bỏ bã lấy nước cốt uống hết trong ngày, uống khi nước thuốc còn ấm, khi nguội có thể hâm nóng lại.
Bài thuốc 3:
- Nguyên liệu: Hoài sơn, thục địa,, bạch nhược, phục linh, hoàng bá, liều lượng được gia giảm theo tình trạng người bệnh.
- Thực hiện: Mỗi ngày bà bầu sắc một lượng thuốc như trên uống đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoặc theo chỉ định của thầy thuốc.
Chữa tủy răng cho bà bầu tại các nha khoa
Nếu tình trạng của bạn đang ở tháng thứ 5 thì việc thăm khám nha khoa là hoàn toàn có thể vì các bác sĩ hiện nay rất dễ để kiểm tra và đưa ra hướng điều trị hợp lý, an toàn. Nhưng quan trọng nhất là bạn cần đến những trung tâm nha khoa uy tín vì các bác sĩ giỏi, uy tín cùng với sự hỗ trợ của các máy móc hiện đại sẽ giúp quá trình điều trị của bạn diễn ra an toàn và hiệu quả hơn.
Tại Nha khoa Kdentist, các bác sĩ có chuyên môn cao sẽ thực hiện chụp Xquang với mức độ thấp hơn 10 lần so với bình thường để việc thăm khám không gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
Nếu kết quả thăm khám chỉ ra quá trình điều trị có thể diễn ra an toàn thì dưới sự hỗ trợ đắc lực của các trang thiết bị hiện đại, các bác sĩ sẽ tiến hành chữa tủy cho bệnh nhân nhanh chóng, chính xác, không tác động xấu đến cơ thể. Ngoài ra, số lượng và loại thuốc tê được sử dụng cũng được các bác sĩ điều chỉnh và đảm bảo sẽ không chứa các chất gây co mạch, hoàn toàn không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào trong suốt quá trình điều trị lấy tủy.
Còn đối với trường hợp nhận thấy những nguy hiểm có thể xảy ra và cho rằng không nên thực hiện chữa tủy ngay lúc này thì các bác sĩ cũng sẽ đưa ra các biện pháp xử lý tạm thời và tư vấn cho các mẹ bầu chế độ vệ sinh răng miệng khoa học, nhằm đợi đến khi sinh em bé xong thì có thể tiến hành điều trị.
Các cách phòng ngừa viêm tủy răng khi mang thai
Chúng ta có thể thấy rằng, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng khi đang mang thai là rất quan trọng và nó có ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần và tình trạng sức khỏe của cơ thể mẹ và bé.
Vì thế, tốt nhất trước khi có ý định mang thai thì các mẹ nên đến nha khoa khám răng để các bác sĩ có thể phát hiện và điều trị hoàn toàn các bệnh răng miệng nếu có. Đặc biệt, trong thời gian mang thai, các mẹ bầu cần tập luyện những thói quen sau để bảo vệ răng miệng cho mình cũng như sức khỏe của con:
- Vệ sinh răng đúng cách, sử dụng bàn chải lông mềm vệ sinh nhẹ nhàng để không làm tổn thương nướu lợi. Đánh răng mỗi ngày 2 – 3 lần, định kỳ thay bàn chải nhiều nhất sau 3 tháng sử dụng.
- Không dùng tăm tre để lấy thức ăn vụn, vì tăm có thể cắm vào lợi tạo thành vết thương hở và thích tụ ổ viêm. Mẹ bầu nên có thói quen sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn để chắc chắn những mảng bám và thức ăn thừa đã được loại bỏ.
- Sử dụng nước muối loãng súc miệng hàng ngày sau khi đánh răng để ngăn ngừa viêm nhiễm và sát khuẩn miệng.
- Có thể dùng kem đánh răng có chứa thành phần fluor hạn chế sử dụng chất tẩy trắng để bảo vệ men răng.
- Không cắn các vật cứng hoặc đồ ăn quá dai.
- Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần lưu ý thường xuyên ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi và các vitamin để tốt cho răng miệng. Hạn chế hoặc tốt nhất là không sử dụng các chất kích thích, nước ngọt có gas và những đồ uống có cồn vì chúng vừa không tốt cho men răng lại vừa gây hại cho bé.
- Khi nhận thấy các vấn đề bất thường liên quan đến răng miệng cần đến nha khoa để thăm khám ngay, tránh để bệnh diễn biến trầm trọng gây khó khăn cho điều trị.
- Các mẹ bầu nếu có thể thì nên đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để nhanh chóng phát hiện các vấn đề liên quan đến răng miệng.
- Trở lại nha khoa tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ trong liệu trình để đảm bảo chữa trị triệt để.
Bên cạnh đó, chế độ vệ sinh răng miệng đúng cách và ăn uống phù hợp là vấn đề rất quan trọng để tránh răng bị sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị để phục vụ giải đáp thắc mắc bà bầu có nên chữa tủy răng không của rất nhiều khách hàng. Xin hãy nhớ rằng bệnh viêm tủy răng mặc dù không quá nguy hiểm nhưng vẫn có khả năng tác động tới sức khỏe của mẹ và bé nên mẹ bầu không nên chủ quan và cần áp dụng đúng phương pháp điều trị để ngăn ngừa ngay khi còn có thể.
Tôi là Tấn Hưng tên thật là Nguyễn Tấn Hưng. Tôi là bác sĩ chuyên ngành nha khoa và cũng là founder của phòng khám nha khoa Kdentist. Với mong muốn đem lại nụ cười đẹp và hàm răng khỏe mạnh cho mọi người. Tôi không ngừng phát triển bản thân và cơ hở hạ tầng nha khoa để phục vụ mọi người. Với mục tiêu sẽ mở rộng quy mô phòng khám nha khoa trên khắp tỉnh thành Việt Nam. Một tiêu không hề dể dàng, Nhưng tôi chắc chắn sẽ làm được trong thơi gian sắp tới.