076.555.0999 076.555.0999
Mon - Sun: 08:00AM - 20:00 Làm Cả Ngày Lễ
nhakhoakdentist@gmail.com nhakhoakdentist@gmail.com
Title Image
Home  /  TIN TỨC   /  Chữa tuỷ răng cửa như thế nào? có đau không? giá bao nhiêu?

Chữa tuỷ răng cửa như thế nào? có đau không? giá bao nhiêu?

Chữa tủy răng cửa giá bao nhiêu tiền? Hay chữa tủy răng cửa có đau là những thắc mắc của các bệnh nhân khi nhắc đến việc chữa tủy răng cửa. Không để bệnh nhân phải tìm kiếm, bài viết dưới đây chứa đựng những giải đáp của nha khoa gửi đến những ai đang có nhu cầu thực hiện điều trị. Bên cạnh đưa ra câu trả lời đầy đủ và chính xác về chi phí thì quy trình điều trị hay những triệu chứng của bệnh lý này cũng được nha khoa đề cập.

Những triệu chứng cần chữa tủy răng cửa

Viem tủy là một bệnh lý nha khoa nguy hiểm nên việc phòng ngừa và điều trị đồng thời cũng được các bệnh nhân và bác sĩ coi trọng. Khi nhận thấy những dấu hiệu sau đây, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở nha khoa uy tín để được điều trị kịp thời:

Cảm giác đau nhức

Điều này không đồng nghĩa với việc lúc nào xuất hiện cơn đau mạnh cũng là triệu chứng cho thấy bệnh nhân cần điều trị tủy và ngược lại, không phải răng sẽ an toàn khi không có cảm giác đau.  Đây chỉ là những dấu hiệu ban  đầu cho thấy bạn có khả năng bị viêm tủy. Trong một số trường hợp đặc biệt, răng mắc phải bệnh đôi khi còn không có cảm giác đau đớn. Nhưng một khi đã xuất hiện cơn đau, điều này như một hồi chuông cảnh báo cho thấy sự cần thiết của việc lấy tủy răng. Bằng cách xác định mức độ đau (dữ dội và sắc nét hay đau âm ỉ), bệnh nhân hoàn toàn có thể nhận thức được tình trạng của mình một cách sơ bộ..

Các cơn đau dưới đây cho thấy răng của bạn đang hoặc  sẽ dấu hiệu bị viêm tủy, hãy xem xét kỹ lưỡng, theo dõi răng miệng từng ngày và đến ngay nha khoa khi thấy xuất hiện những dấu hiệu đó:

  • Răng đau theo nhịp đập;
  • Khi bệnh nhân thay đổi tư thế thì cường độ đau cũng thay đổi
  • Cơn đau dữ dội khiến bệnh nhân mất ngủ vào ban đêm.
  • Cơn đau răng tự phát (ngắt quãng hoặc liên tục);
  • Đau răng gây ra bởi các kích thích như gõ, áp lực hoặc tiếp xúc nhiệt (sự chuyển biến nhanh chóng giữa thức ăn nóng và thức ăn lạnh);
  • Đau răng không thể được loại bỏ bằng thuốc giảm đau;
  • Có thể dễ dàng nhận biết rằng răng nào bị đau và chỉ ra vùng bị đau.

Vì vậy, bất kỳ cơn đau nào cũng có thể là dấu hiệu cho thấy tủy răng của bạn đang bị nhiễm trùng và cần thiết để có một phương pháp điều trị tương ứng. Đồng thời, các cơn đau phải được xem xét cùng với những triệu chứng khác để chỉ ra vấn đề một cách chính xác 

Sưng đỏ

Sưng đỏ thường được thể hiện ra ngoài là một khối u có thể dễ dàng nhìn thấy hoặc sờ thấy. Trong một số trường hợp, vết sưng thậm chí có thể lan rộng ra mặt hoặc cổ của bệnh nhân.

Cũng giống như cơn đau, không phải lúc nào tình trạng sưng đỏ cũng chỉ ra rằng cần thiết phải phẫu thuật lấy tủy. Dù vậy, nhưng khi triệu chứng này xuất hiện cùng với bất kỳ cảm giác đau răng nào, thì tỷ lệ rất cao là răng của bạn đang mắc phải vấn đề và cần nhanh chóng được điều trị. 

Các đặc điểm sưng tấy có thể cho thấy nhiễm trùng tủy răng là:

  • Sưng vùng nướu nằm ở phía trước của chóp chân răng.
  • Sưng rõ rệt ở bất kỳ kích thước nào (từ khi không nhìn thấy đến khi là một cục u rõ ràng dễ cảm nhận)
  • Sưng đau kéo dài vài ngày hoặc vài tháng.
  • Hơi thở có mùi do mủ chảy ra từ ống tủy.
  • Có cảm giác răng đang có vấn đề cao hơn các răng lân cận.

Cách chữa tủy răng cửa tại các nha khoa

Quy trình chữa tủy tủy răng cửa của hầu hết các nha khoa uy tín nhất hiện nay điều được thực hiện nghiêm ngặt theo quy trình chuẩn:

Bước 1: Thăm khám tổng quát

Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ thăm khám bằng chụp X-Quang để có thể đánh giá được mức độ  nghiêm trọng của viêm tủy răng. Các bác sĩ sẽ chia sẻ cho bệnh nhân toàn bộ kế hoạch điều trị để bệnh nhân chuẩn bị tinh thần và sắp xếp thời gian 

Bước 2: Gây tê

Ở bước này, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ khu vực thực hiện để loại bỏ những cơn đau nào mà bệnh nhân có thể gặp phải mặc dù thực tế là dây thần kinh bên trong thường chết trong những trường hợp này.

Bước 3: Cách ly nướu

Bác sĩ sẽ sử dụng các đế cao su chắn ngang những vùng như nướu hoặc khoang miệng để đảm bảo một khu vực khô ráo xung quanh răng có vấn đề. Bên cạnh đó, đế cao su này cũng có công dụng ngăn nước bọt tiếp cận khu vực được xử lý.

Bước 4: Khoan đường mở và hút sạch tủy viêm

Bác sĩ sử dụng một mũi khoan tạo một lỗ trên đỉnh răng hoặc ở mặt sau của răng cửa để  có thể tiếp cận buồng tủy và hệ thống chân răng. Sau đó, những chiếc dũa nhỏ sẽ được sử dụng để loại bỏ tủy răng, mô thần kinh bị hư hỏng và chết từ bên trong răng cũng như ở vùng chân răng. 

 

Khó khăn ở giai đoạn này là ống tủy rất mỏng và cong. Do đó, nha sĩ có thể sẽ mất một khoảng thời gian để có thể định vị được tất cả các ống tủy và đảm bảo loại bỏ hết tất cả các dấu vết của vật liệu bị nhiễm trùng. Để chính xác, bác sĩ thường sử dụng kính hiển vi đặc biệt kết hợp với đèn chiếu sáng để có thể nhìn thấy rõ bên trong răng. Nếu bệnh nhân bị áp xe ở cuối chân răng thì lúc này nó sẽ được dẫn lưu.

Bước 5: Sát khuẩn và trám răng tạm thời

Đối với trường hợp răng của bạn có ổ nhiễm trùng bên trong, các bác sĩ sẽ bôi thuốc vào vùng răng để loại bỏ vi khuẩn. Sau đó, răng của bạn sẽ được trám bằng một trong các vật liệu tạm thời và chờ cho đến khi bạn trở lại vào lần khám tiếp theo. Trong một số trường hợp hình thành ổ mủ , lỗ khoan có thể được để hở cho đến lần khám tiếp theo để mủ được thoát ra ngoài hoàn toàn.

Bước 6: Tạo hình ống tủy răng và trám bít

Ở bước  này, các sĩ sẽ thực hiện phục hình ống tủy của bạn. Trước hết, họ thay thế vật liệu tạm thời bên trong tủy răng của bạn bằng vật liệu chắc chắn hơn và thay thế vĩnh viễn . Sau đó hàn trám lại bằng ánh sáng Laser để sát khuẩn cũng như nhanh khô hơn.

Bước 7: Phục hình răng

Trong giai đoạn cuối cùng, bác sĩ sẽ khôi phục mão của răng đã điều trị. Trong nhiều trường hợp, do răng thường dễ gãy hơn sau khi điều trị chân răng nên các bác sĩ thường có thể đề nghị bạn trám răng và bọc mão sứ. Mão sứ (còn được gọi là “mũ sứ”) là lớp bảo vệ được làm từ sứ hoặc kim loại, bao phủ toàn bộ răng để bảo vệ răng khỏi bị hư hại thêm. 

 

Để lắp mão răng, trước tiên bác sĩ phải cạo một số lớp men bên ngoài răng thật của bạn sau đó sử dụng keo nha khoa mạnh để giữ cho nó ở đúng vị trí. Khi cố định vào đúng vị trí, phần mão đã lắp sẽ có cảm giác và hoạt động giống như răng tự nhiên. Dĩ nhiên, chi phí trám răng và bọc răng sứ chắc chắn sẽ cao hơn việc chỉ điều trị tủy răng nhưng đây đôi khi chính là phương án tốt nhất đối với tình trạng răng của bạn.

Lấy tủy răng cửa đau không và mất bao lâu

Chữa tủy răng trên thực tế là một ca tiểu phẫu khá đơn giản, không xâm lấn hay tác động nhiều đến vùng nướu hay xương hàm. Tuy nhiên, cảm giác khó chịu hay ê buốt trong quá trình tiến hành là không thể tránh khỏi. Mặc dù vậy nhưng bạn không cần phải lo lắng bởi cơn đau chỉ diễn ra khá nhẹ và đều nằm trong giới hạn chịu đựng của con người. Các nha sĩ đương nhiên sẽ có giải pháp giúp bệnh nhân của mình trải qua cuộc tiểu phẫu một cách nhẹ nhàng nhất. 

 

Gây tê là một trong những phương pháp được nha khoa thường dùng để giảm đau hiệu quả. Phương pháp này hoạt động dựa trên cơ chế tạo ra làn sóng rung khóa đường dẫn truyền cảm giác đau lên não giúp bệnh nhân không có cảm giác tê nhức khi thực hiện. Khi đã gây tê thì các thao tác lấy tủy đều diễn ra một cách êm dịu và dường như không hề có bất kỳ tác động nào lên răng. Từ đó, tạo cho bệnh nhân cảm giác thoải mái cũng như tâm lý tốt nhất để quá trình được tiến hành một cách thuận lợi.

 

Thông thường, thời gian chữa tủy răng cửa có dài hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: tình trạng răng của người bệnh, trang thiết bị hỗ trợ, tay nghề của bác sĩ thực hiện và mức độ tuân thủ theo kế hoạch điều trị của bệnh nhân.,..

Nếu thuận lợi, chân răng ngay, thẳng thì thời gian lấy tủy răng cửa chỉ diễn ra nhanh chóng trong khoảng thời gian từ 20-30 phút. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh nhân nặng, chóp chân răng bị nhiễm trùng, chân răng cong thì quá trình lấy tủy chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian hơn. Khi đó, bệnh nhân có thể sẽ phải quay trở lại phòng nha lần thứ 2, thứ 3 hoặc nhiều lần khác cho đến khi lấy tủy thành công.

Chi phí bảng giá chữa tủy răng cửa

Hiện nay ở các nha khoa, chi phí chữa tủy răng cửa thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ viêm tủy, phương pháp điều trị, cơ sở nha khoa được lựa chọn hay tay nghề của bác sĩ thực hiện,… Ở nha khoa KDENTIST, chi phí của dịch vụ điều trị tủy răng cửa dao động trong bảng sau:

Loại dịch vụ Mức giá điều trị
Điều trị tủy răng sữa (1- 3 chân) 300.000đ – 500.000đ/ răng
Điều trị tủy răng cửa (1 chân) 500.000đ/ răng
Điều trị tủy răng cửa (2 chân) 600.000đ/ răng
Điều trị tủy răng cửa (3 chân) 700.000đ/ răng
Điều trị tủy răng phụ (1- 3 chân) 800.000đ – 1.000.000đ/ răng
Điều trị tủy răng hàm (1- 3 chân) 1.300.000đ – 1.500.000đ/ răng
Chốt kim loại  Thêm 500.000đ/ răng
Chốt thủy tinh Thêm 1.000.000đ/ răng
Phẫu thuật cắt bỏ chóp 2.900.000đ/ răng
Điều trị tủy kết hợp máy Thêm 1.200.000đ/ răng
Chữa tủy lại Thêm 1.200.000đ/ răng

 

Cách chăm sóc răng cửa sau khi chữa tủy răng

Khi răng đã được điều trị tủy thì cũng đồng thời là phần tủy răng đó đã chết . Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng không cần phải chăm sóc răng sau khi điều trị tủy mà thậm chí ngược lại, bệnh nhân còn cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt và cẩn thận hơn so với những răng bình thường:

  • Có chế độ ăn uống phù hợp, không cắn hoặc nhai thức ăn quá cứng
  • Không ăn những thức ăn quá nóng hay quá lạnh (như nước đá, kem…)
  • Tránh dùng lực nhai nhiều ở vùng răng đã điều trị tủy.
  • Đánh răng thường xuyên, sử dụng bàn chải có lông mềm, mỏng kết hợp với việc sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ những thức ăn thừa, không dùng tăm tre để tránh làm mòn răng hoặc gây ra lỗ trống để vi khuẩn tích tụ.
  • Định kỳ trở lại nha khoa khám răng để kịp thời phát hiện một số bệnh lý thường gặp như sâu răng, viêm lợi,.. Đây không còn dây thần kinh để dẫn truyền cảm giác nên sẽ không cảm thấy đau.
  • Với những trường hợp răng điều trị tủy bị đổi màu thì bệnh nhân cần nhanh chóng trám răng hoặc làm mão phục hình sứ.

Chắc chắn rằng qua bài viết mà chúng tôi cung cấp trên đây, bạn chắc chắn đã có thể nắm được khá nhiều thông tin về chi phí cũng như quy trình chữa tủy răng cửa rồi đúng không nào? Nếu còn bất kỳ thông tin nào thắc mắc về vấn đề này hoặc các dịch vụ khác của nha khoa, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số 093 227 3898 để được tư vấn nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí nhé!

Rate this post
Nguyễn Tấn Hưng

Tôi là Tấn Hưng tên thật là Nguyễn Tấn Hưng. Tôi là bác sĩ chuyên ngành nha khoa và cũng là founder của phòng khám nha khoa Kdentist. Với mong muốn đem lại nụ cười đẹp và hàm răng khỏe mạnh cho mọi người. Tôi không ngừng phát triển bản thân và cơ hở hạ tầng nha khoa để phục vụ mọi người. Với mục tiêu sẽ mở rộng quy mô phòng khám nha khoa trên khắp tỉnh thành Việt Nam. Một tiêu không hề dể dàng, Nhưng tôi chắc chắn sẽ làm được trong thơi gian sắp tới.

076.555.0999
chat-active-icon