076.555.0999 076.555.0999
Mon - Sun: 08:00AM - 20:00 Làm Cả Ngày Lễ
nhakhoakdentist@gmail.com nhakhoakdentist@gmail.com
Title Image
Home  /  TIN TỨC   /  Tại sao bị đau răng sau khi chữa tuỷ và cách khắc phục

Tại sao bị đau răng sau khi chữa tuỷ và cách khắc phục

Viêm tủy là một bệnh lý rất nguy hiểm nên dịch vụ chữa tủy răng cũng theo đó mà dần trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống hiện nay. Bên cạnh những vấn đề về mức giá, quy trình thực hiện thì các câu hỏi như chữa tủy răng bao lâu thì hết đau hay có nên chữa tủy răng không vẫn luôn là những thắc mắc hàng đầu được nhiều bệnh nhân quan tâm tìm hiểu.

Chữa tủy răng bao lâu thì hết đau

Chữa tủy răng là phương pháp nha khoa có tác dụng làm sạch tủy răng bị viêm nhiễm nhằm ngăn chặn vi khuẩn lây lan và bảo tồn tối đa diện tích của phần răng thật. Nhờ đó, bệnh nhân tránh được nguy cơ bị mất răng vĩnh viễn. Liệu pháp này thường được áp dụng trong các trường hợp răng bị viêm tủy răng nặng, tủy bị hoại tử và lộ tủy do chấn thương mạnh.

Nếu là trước đây, những trường hợp bị viêm tủy răng thường không có cách chữa trị tận gốc mà chỉ có thể điều trị dần dần bằng cách sử dụng thuốc. Tuy nhiên, bởi tính hiệu quả rất thấp và sở hữu nhiều nhược điểm nên phương pháp này hiện nay ít được áp dụng. Mặt khác, đây cũng là cách thức có nhiều tác dụng phụ và dễ gây ra tình trạng hôi miệng do phần tủy răng bị viêm nhiễm không được loại bỏ hoàn toàn. Vì vậy hiện nay, giải pháp ưu tiên khi tủy răng bị viêm nhiễm là chữa tủy bằng kỹ thuật nội nha.

Đây là kỹ thuật hiện đại với sự hỗ trợ của các dụng cụ khoan lỗ ống tủy, sau đó loại bỏ sạch sẽ phần tủy răng bị viêm nhiễm, vệ sinh kỹ lưỡng vài lần cho thật sạch và bơm các vật liệu nhân tạo vào để trám bít khoang tủy. Kỹ thuật điều trị viêm tủy  nội nha giúp kiểm soát quá trình viêm nhiễm, bảo tồn phần răng thật và ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn ở khu vực chân răng.

Nếu răng chỉ có 1 ống tủy (răng cửa hoặc răng nanh), quá trình chữa tủy răng thường diễn ra rất nhanh chóng và chỉ mất khoảng 30 phút để hoàn thành. Tuy nhiên đối với những răng có nhiều ống tủy hơn như răng hàm, sự phức tạp của hệ thống ống tủy có thể khiến cho quá trình điều trị có thể mất khoảng 2 lần hẹn, mỗi lần dao động khoảng 30 phút. Chưa hết, nếu răng gặp phải hư hại trong quá trình thực hiện hoặc trong thời gian hồi phục, khi được khắc phục bằng nhiều thao tác phức tạp hơn, thời gian điều trị có thể kéo dài hơn.

Hiện nay, chữa tủy răng bao lâu thì hết đau vẫn đang là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Như chúng ta đều biết, ngay sau khi hoàn tất quá trình chữa tủy răng,  bệnh nhân đôi khi sẽ hơi ê nhức tuy nhiên sau đó thì cảm giác đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể. Mặc dù vậy, răng vẫn sẽ bị đau nhẹ kèm theo ê buốt trong khoảng vài ngày. Tình trạng này thường do quá trình tác động của các thiết bị khiến răng và mô nướu bị tổn thương và chưa hồi phục hoàn toàn. Vì vậy sau khi điều trị, bạn cần có chế độ ăn uống cũng như chăm sóc cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.

Lý do đau răng sau khi chữa tủy

Thông thường, sau khi điều trị tủy răng xong thì cảm giác đau nhức hay ê buốt cũng sẽ dần hết và người bệnh sẽ đôi khi sẽ không cảm nhận được cảm giác khó chịu ở răng vừa được lấy tủy. Tuy nhiên, nếu bị đau nhức kéo dài hoặc có những triệu chứng bất thường thì nguyên nhân rất có thể là do:

  • Chưa lấy hết tủy viêm: Đây là nguyên nhân chính khiến cho chữa tủy xong bị đau. Nếu quá trình chữa tủy răng không được thực hiện triệt để, phần tủy bị còn sót lại trong răng rất dễ khiến những triệu chứng viêm tủy răng tái phát và gây đau dù đã trải qua quá trình điều trị lâu dài..
  • Trám bít ống tủy không cẩn thận, không đầy đặn, thiếu vật liệu hoặc không sát khít khiến thức ăn bị vướng vào hoặc vi khuẩn xâm nhập gây đau cho người bệnh sau lấy tủy răng.
  • Thuốc trám, vật liệu trám kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng.
  • Bác sĩ có trình độ chuyên môn, tay nghề yếu kém khiến việc lấy tủy răng không có hiệu quả, làm thủng sàn tủy (những điểm rất mỏng ở giữa hai chân răng) hoặc chóp tủy (điểm cuối cùng của chân răng).

Do đó, nếu bị đau nhức sau khi chữa tủy răng, tốt nhất thì bạn nên tìm đến các nha khoa có uy tín để được các bác sĩ kiểm tra và tìm ra nguyên nhân, nhằm đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Chữa tủy răng có ảnh hưởng gì không

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học và và các thiết bị công nghệ, các phương pháp điều trị nha khoa càng hiện đại, hỗ trợ hữu hiệu nên quá trình lấy tủy răng được diễn ra nhẹ nhàng, thuận lợi và bệnh nhân dường như ít khi cảm nhận được cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thường thấy thì chữa tủy răng vẫn có khả năng gây ra một số ảnh hưởng sau:

  • Răng yếu, dễ sứt mẻ: Có thể dễ dàng nhận ra, răng sau khi bị lấy tủy chắc chắn sẽ yếu hơn rất nhiều vì bị ngắt đi sự kết nối với các mạch máu và hệ thần kinh, khiến cho răng giòn và dễ bị vỡ, nứt nẻ. Từ đó, để bảo vệ răng sau khi lấy tủy, giải pháp hữu hiệu được đưa ra cho các bệnh nhân là bọc răng sứ.
  • Răng bị xỉn màu: Sau khi điều trị lấy tủy, đôi khi răng sẽ trở nên ngả màu tối hơn so với những răng khác vì đã mất sự nuôi dưỡng từ mạch máu. Đây được xem là ảnh hưởng tiêu cực nhất vì có thể gây mất thẩm mỹ cho răng. Do đó, bọc sứ được xem là phương pháp vừa giúp bảo vệ răng khỏi tình trạng sứt mẻ, vừa bảo vệ được màu sắc răng vốn có, giúp che giấu răng bị xỉn màu.
  • Gây ra ảnh hưởng đến xoang mũi: Với những trường hợp chữa tủy răng đối với răng ở hàm trên – khu vực gần với xoang mũi, việc lấy tủy có thể ảnh hưởng đến xoang mũi. Trong khi thực hiện, dụng cụ có thể va chạm vào xoang mũi khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu trong mũi, tắc mũi hoặc đau đầu. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này thường rất hiếm gặp và sẽ tự động biến mất trong khoảng 1 – 2 tuần sau điều trị.
  • Giảm tuổi thọ của răng: Một sự thật rằng, răng sau khi lấy tủy sẽ trở nên yếu hơn, dó đó tuổi thọ của răng cũng giảm. Vì vậy, người bệnh cần có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách để bảo vệ răng.
  • Gây đau răng, viêm tủy răng nặng hơn: Nếu sau khi điều trị mà bệnh nhân vẫn còn thấy đau răng, thậm chí còn khiến cho tình nặng viêm tủy diễn ra nặng hơn, xuất hiện ủ mủ bên trong nướu hoặc xương hàm thì đó có thể là do quá trình điều trị tủy không được đảm bảo về an toàn vệ sinh, vết thương bị nhiễm trùng, chưa lấy hết tủy và ống tủy chưa được làm sạch triệt để.Mặt khác,  đau nhức răng sau khi lấy tủy đôi khi cũng có thể do quá trình điều trị lấy tủy làm thủng chóp tủy, hay trám bít ống tủy không kín. Khi đó, bệnh nhân cần đến gặp nha sĩ ngay lập tức để được chữa trị kịp thời.

Giải đáp có nên chữa tủy răng không

Qua tìm hiểu, có thể thấy viêm tủy răng gây ra những ảnh hưởng cực kì nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh nhân chúng ta tuyệt đối không thể xem thường việc chữa trị. Viêm tủy răng là bệnh lý không thể tự phục hồi. Vì thế bệnh nhân cần điều trị sớm, không nên chủ quan để bệnh diễn biến gây những biến chứng nặng. Khi đạt tới mức độ nghiêm trọng, việc điều trị tủy răng có thể không còn có tác dụng, không thể chữa trị được tình trạng viêm tủy, vùng xương quanh răng bị thoái hóa và bệnh nhân bắt buộc phải nhổ loại bỏ răng.

Vì thế ngay khi có những triệu chứng báo hiệu bệnh viêm tủy răng như đau nhức, ê buốt, bệnh nhân cần đến nha sĩ càng sớm càng tốt để thăm khám và điều trị. Tùy từng trường hợp và mức độ ảnh hưởng mà bác sĩ sẽ xem xét điều trị tủy răng hoặc nhổ răng. Mỗi liệu pháp đều có rủi ro và gây tác động nhất định đến sức khỏe người bệnh. Do đó, hãy trao đổi với nha sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm tốt để được tư vấn điều trị và chăm sóc tốt nhất.

Rate this post
Nguyễn Tấn Hưng

Tôi là Tấn Hưng tên thật là Nguyễn Tấn Hưng. Tôi là bác sĩ chuyên ngành nha khoa và cũng là founder của phòng khám nha khoa Kdentist. Với mong muốn đem lại nụ cười đẹp và hàm răng khỏe mạnh cho mọi người. Tôi không ngừng phát triển bản thân và cơ hở hạ tầng nha khoa để phục vụ mọi người. Với mục tiêu sẽ mở rộng quy mô phòng khám nha khoa trên khắp tỉnh thành Việt Nam. Một tiêu không hề dể dàng, Nhưng tôi chắc chắn sẽ làm được trong thơi gian sắp tới.

076.555.0999
chat-active-icon