Niềng răng 2 hàm bao nhiêu tiền? Bảng giá mới nhất năm 2022
Mặc dù niềng răng là một phương pháp nha khoa đã xuất hiện rất lâu nhưng niềng răng 2 hàm giá bao nhiêu cho đến hiện tại vẫn đang câu hỏi được hầu hết khách hàng quan tâm khi có nhu cầu được chỉnh nha thẩm mỹ. Thực tế cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến chi phí niềng răng và để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, nha khoa Kdentist mời bạn đọc cùng tham khảo những thông tin hữu ích được đưa ra trong bài viết dưới đây.
Niềng răng 2 hàm bao nhiêu tiền hiện nay
Khác với trám răng hay nhổ năng, niềng răng là dịch vụ có mức chi phí khá cao nên luôn là vấn đề hàng đầu được khách hàng quan tâm trước khi quyết định thực hiện. Tùy theo tình trạng răng miệng và phương pháp niềng răng bạn sử dụng mà chi phí bảng giá niềng răng sẽ rơi vào những khoảng khác nhau. Thông thường, chi phí niềng răng dao động ở mức vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng. Để biết cụ thể mức giá của từng loại dịch vụ, khách hàng có thể tham khảo bảng giá chi tiết được nha khoa Kdentist công bố dưới đây.
Dịch vụ niềng răng | Mức giá dịch vụ |
Niềng răng mắc cài bằng kim loại thường | 32.000.000 đồng |
Niềng răng mắc cài bằng kim loại tự đóng | 37.000.000 đồng |
Niềng răng mắc cài mặt sứ thường | 39.000.000 đồng |
Niềng răng mắc cài mặt sứ tự đóng | 50.000.000 đồng |
Niềng răng mắc cài pha lê | 42.000.000 đồng |
Niềng răng mắc cài mặt trong dạng 2D | 85.000.000 đồng – 110.000.000 đồng |
Niềng răng mắc cài mặt trong dạng 3D | 90.000.000 đồng – 130.000.000 đồng |
Niềng răng invisalign cấp 1 | 20.000.000 đồng |
Niềng răng invisalign cấp 2 | 27.000.000 đồng |
Niềng răng invisalign cấp 3 | 38.000.000 đồng |
Niềng răng invisalign cấp 4 | 50.000.000 đồng – 100.000.000 đồng |
Khám tổng quát và tư vấn | Miễn phí |
Chụp phim X- quang | Miễn phí |
Phương pháp niềng răng 2 hàm tối ưu nhất
Ngày nay, niềng răng là một trong những biện pháp nha khoa được quan tâm rất nhiều, từ đó số lượng các phương pháp niềng răng cũng được đa dạng hóa để khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, mỗi phương pháp dù hiện đại hay truyền thống cũng đều có những ưu và nhược điểm nhất định nên khách hàng khi thực hiện cần tìm hiểu kỹ lưỡng và xem xét tình hình tài chính của mình để có thể lựa chọn ra phương pháp phù hợp nhất.
Xem thêm: Bảng giá giá niềng răng 1 hàm tại phòng khám nha khoa Kdentist mới nhất.
Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại mặc dù là phương pháp niềng răng truyền thống nhưng không hề bị lỗi thời mà vẫn được rất nhiều khách hàng ưa chuộng cho đến ngày nay. Bộ dụng cụ niềng răng mắc cài kim loại được cấu thành từ 2 bộ phận: mắc cài và dây cung. Mắc cài được làm vật liệu kim loại có thể là inox hoặc vàng, bạc tùy theo yêu cầu của khách hàng. Các dây cung cũng được làm bằng vật liệu tương tự hoặc một số khác có thể thay thế bằng chun buộc.
Ưu điểm:
- Chi phí thấp và là thấp nhất trong các phương pháp niềng.
- Lực kéo lớn, răng dịch chuyển nhanh, hiệu quả nhanh chóng.
- Thun có nhiều màu nên khách hàng có thể thoải mái lựa chọn theo ý thích.
Nhược điểm:
- Có thể gây mất thẩm mỹ do mắc cài có màu sắc không trùng với màu răng.
- Áp lực răng lớn nên khách hàng cần hạn chế dùng những thức ăn cứng và những đồ ăn quá nóng, lạnh để tránh nứt nẻ.
- Mắc cài có thể gây dị ứng.
Phương pháp niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ có nguyên lý hoạt động giống như niềng răng mắc cài thông thường. Tuy nhiên, điểm làm nên sự khác biệt của phương pháp này là mắc cài được làm bằng hoàn toàn bằng sứ. Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp niềng gần như là tốt nhất hiện nay khi vừa duy trì được ưu điểm về lực kéo của niềng răng mắc cài lại vừa khắc phục được những nhược điểm về tính thẩm mỹ.
Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ rất cao, mắc cài có màu sắc trùng với răng nên hàm răng khi niềng trông tự nhiên hơn.
- Lực kéo lớn, niềng răng có hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị.
Nhược điểm:
- Mắc cài được làm bằng sứ có kích thước to hơn mắc cài thông thường nên có thể gây cộm cấn.
- Chi phí cao hơn niềng răng mắc cài kim loại thông thường.
Phương pháp niềng răng 2 hàm mặt trong
Niềng răng mắc cài mặt trong có cấu tạo không khác niềng răng mắc cài kim loại nhưng thay vì gắn ở mặt ngoài thì ở phương pháp này các mắc cài sẽ được gắn cố định vào phía trong của răng. Đây cũng được xem là phương pháp được cải tiến của niềng răng mắc cài kim loại khi đảm bảo được tính thẩm mỹ tuyệt đối và người đối diện rất khó để có thể nhận ra bạn đang đeo niềng.
Ưu điểm:
- Có giá trị thẩm mỹ cực kì cao vì mắc cài được giấu hoàn toàn.
- Lực kéo được tạo ra bởi dây cung và mắc cài lớn nên hiệu quả niềng răng được nâng cao.
- Thời gian niềng nhanh chóng.
Nhược điểm:
- Dễ gây cảm giác cộm cấn, nhất là ở đầu lưỡi hơn những loại mắc cài khác.
- Trong quá trình ăn uống, thức ăn dễ bám vào mắc cài dễ gây hôi miệng và tích tụ vi khuẩn
- Mắc cài nằm phía trong răng nên việc vệ sinh răng miệng cũng khó khăn hơn.
Phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc
Hệ thống tự động tháo gỡ của mắc cài tự buộc được xem là bộ dụng cụ hỗ trợ của các phương pháp niềng răng mắc cài. Theo đó, niềng răng mắc cài tự buộc sử dụng các mắc cài có khả năng đóng mở tự động để giữ dây cung không bị trượt trên cung hàm. Các chốt tự động đóng mở có thể thay thế cho nhiệm vụ của dây chun trong phương pháp mắc cài kim loại. Niềng răng mắc cài tự buộc được chia làm 2 loại là niềng răng mắc cài kim loại tự buộc và niềng răng mắc cài sứ tự buộc.
Ưu điểm:
- Hiệu quả niềng răng cao, phù hợp cho nhiều tình trạng răng khác nhau.
- Chốt tự động có khả năng giữ dây cung chắc hơn, tránh tình trạng lỏng lẻo.
- Lực siết được tạo ra lớn, ổn định
- Tránh ma sát gây sứt mẻ răng
Nhược điểm:
- Có chi phí cao hơn các loại niềng răng mắc cài thông thường
Phương pháp niềng răng không mắc cài Invisalign
Niềng răng không mắc cài là phương pháp niềng răng hiện đại nhất hiện nay sử dụng khay niềng thay vì sử dụng mắc cài. Khay niềng được làm bằng nhựa cao cấp, trong suốt và được thiết kế riêng biệt sao cho vừa khít với tình trạng răng của từng người.
Ưu điểm:
- Là phương pháp có tính thẩm mỹ cao nhất vì khay niềng được thiết kế trong suốt.
- Hạn chế được tình trạng bung mắc cài và tránh cọ xát gây tổn thương nướu.
- Có thể tháo lắp khay niềng và vệ sinh răng miệng một cách dễ dàng.
- Phù hợp cho nhiều tình trạng bệnh lý và lứa tuổi khác nhau.
Nhược điểm:
- Chi phí niềng răng được đánh giá là cao và là phương pháp niềng răng có chi phí cao nhất tính đến thời điểm hiện tại.
- Yêu cầu tuân thủ tuyệt đối về thời gian niềng răng mỗi ngày để đem lại hiệu quả ( 21- 22 giờ/ngày)
- Định kỳ 2 tuần khách hàng phải đến nha khoa để thay niềng để răng dịch chuyển vào vị trí mong muốn từng chút một.
Những yếu tố ảnh hưởng tới chi phí niềng răng 2 hàm
Có thể thấy hiện nay mỗi nha khoa đều có 1 mức giá niềng răng khác nhau và đây cũng là lý do khiến nhiều khách hàng hoang mang khi tìm hiểu về chi phí điều trị. Rất khó để có thể đưa ra được mức giá chung cho các phương pháp niềng răng hiện có vì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu, trong đó có thể kể đến: phương pháp niềng răng, tình trạng của răng và cơ sở nha khoa được lựa chọn.
Xem thêm: Cập nhật bảng giá niềng răng hô nhẹ tại phòng khám nha khoa Kdentist năm 2022.
Phương pháp niềng răng
Phương pháp niềng răng mà bạn lựa chọn cũng là một trong những yếu tố quyết định đến chi phí niềng răng. Hiện nay khoa học niềng răng rất hiện đại và phát triển. Có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau từ truyền thống đến hiện đại không những giúp đáp ứng hiệu quả chỉnh nha mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ vô cùng cao.
Tuy nhiên, không phải bất cứ phương pháp niềng răng nào cũng thỏa mãn 2 yếu tố này và nếu đáp ứng được cả hai yếu tố thì chi phí niềng răng 2 hàm của phương pháp đó cũng sẽ cao hơn. Trên thực tế, niềng răng mắc cài kim loại thường sẽ có chi phí thấp nhất, dưới 40 triệu đồng. Ngược lại, những ai có nhu cầu về tính thẩm mỹ cao thì các phương pháp niềng răng phù hợp có thể lên tới hơn 60 – 120 triệu đồng.
Tình trạng của 2 hàm
Chi phí niềng răng 2 hàm còn phụ thuộc phần lớn vào tình trạng răng miệng hiện tại của bạn. Mức chi phí sẽ càng cao đối với những trường hợp răng có sự sai lệch lớn như bị khớp cắn sâu, sai lệch khớp cắn, hô vẩu, móm, răng thưa,….
Yêu cầu cao về tay nghề của các bác sĩ thực hiện cũng khiến cho chi phí niềng răng bị đẩy lên cao và kèm theo đó là những kỹ thuật và thiết bị máy móc để nâng cao tính thẩm mỹ răng cho hàm răng. Ví dụ như tình trạng khớp cắn lệch sâu thì khách hàng có thể sẽ phải phẫu thuật để cắt bỏ xương hàm. Hoặc với những tình trạng răng mọc khấp khểnh thì đôi khi các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện nhổ răng trước để quá trình niềng được đảm bảo hiệu quả.
Phòng khám nha khoa
Hiện nay, chi phí niềng răng 2 hàm sẽ khác nhau ở mỗi cơ sở nha khoa và sự chênh lệch của các mức giá thường sẽ rơi vào mức từ vài triệu đồng. Trên thực tế, việc lựa chọn cơ sở nha khoa để thực hiện dường như quyết định hơn 50 % kết quả của quá trình điều trị.
Thông thường, những cơ sở nha khoa uy tín thường sẽ có chi phí điều trị cao hơn một chút so với những nha khoa thông thường. Sự chênh lệch này được tạo ra từ giá trị của thương hiệu, từ trình độ chuyên môn của các bác sĩ thực hiện, cơ sở vật chất cũng như các thiết bị máy móc và quy trình điều trị. Tuy nhiên, trên thực tế, những nha khoa kém chất lượng vẫn có thể tăng mức giá lên nhằm mục đích đánh lừa nên khách hàng cần phải tỉnh táo và tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện.
Hiện tại, nếu xét về cả 2 tiêu chí chất lượng và giá cả của dịch vụ niềng răng thì Kdentist được xem là nha khoa xứng đáng để khách hàng tin tưởng nhất. Với sự chuẩn bị đầy đủ và cam kết cho hiệu quả khi điều trị, nha khoa hoàn toàn tự tin có thể đem đến cho khách hàng nụ cười tự tin trắng sáng và đều đặn như ý.
Với tất cả những thông tin về dịch vụ niềng răng 2 hàm được nha khoa cung cấp, hy vọng khách hàng đã có thể có câu trả lời cho riêng mình và tìm ra giải pháp niềng răng đúng đắn. Đừng quên liên hệ với nha khoa khi có nhu cầu hoặc thắc mắc cần được giải đáp nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Lời khuyên từ chuyên già về Niềng răng nên ăn gì? Những món ăn nên ăn sau khi niềng răng
Tổng hợp 13+ các TÁC HẠI của NIỀNG RĂNG các bạn nên biết rỏ
Tôi là Tấn Hưng tên thật là Nguyễn Tấn Hưng. Tôi là bác sĩ chuyên ngành nha khoa và cũng là founder của phòng khám nha khoa Kdentist. Với mong muốn đem lại nụ cười đẹp và hàm răng khỏe mạnh cho mọi người. Tôi không ngừng phát triển bản thân và cơ hở hạ tầng nha khoa để phục vụ mọi người. Với mục tiêu sẽ mở rộng quy mô phòng khám nha khoa trên khắp tỉnh thành Việt Nam. Một tiêu không hề dể dàng, Nhưng tôi chắc chắn sẽ làm được trong thơi gian sắp tới.