076.555.0999 076.555.0999
Mon - Sun: 08:00AM - 20:00 Làm Cả Ngày Lễ
nhakhoakdentist@gmail.com nhakhoakdentist@gmail.com
Title Image
Home  /  TIN TỨC   /  Quy trình chữa tuỷ răng chuẩn y khoa tại nha khoa k dentist

Quy trình chữa tuỷ răng chuẩn y khoa tại nha khoa k dentist

Hiện nay, với sự xuất hiện tràn lan của các cơ sở nha khoa, nhiều quy trình điều trị khác nhau được đưa ra nhưng một vấn đề đặt ra là đâu mới chính là quy trình chữa tủy răng đạt tiêu chuẩn nhất? Để giải đáp thắc mắc này, nha khoa quốc tế KDENTIST đưa ra bài viết dưới đây giúp bạn không còn hoang mang hay lo lắng khi tìm hiểu và trải qua quá trình điều trị.

Quy trình chữa tủy răng chuẩn nha khoa

Điều trị tủy chắc chắn không phải là biện pháp nha khoa quá xa lạ với bạn và đây hiện đang được xàm là phương pháp tối ưu cho những bệnh lý về tủy. Tuy nhiên, đây không phải là một liệu pháp đơn giản, dễ thực hiện mà đòi hỏi các bác sĩ phải có tay nghề cao và một tâm lý vững vàng. Không những vậy, khi thực hiện quá trình điều trị, họ còn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và bắt buộc thực hiện theo thứ tự quy trình các bước như sau:

Thăm khám và xác định vấn đề tình trạng tủy răng

Việc thăm khám và kiểm tra trước khi thực hiện dường như là một thủ tục quan trọng và không thể thiếu trong các bước của quy trình điều trị nha khoa. Trước khi điều trị tủy, bệnh nhân cần được chụp phim bằng máy X- Quang công nghệ số hoặc CT 3D ConeBeam để xác định sơ bộ tình trạng cũng như mức độ tổn thương hiện tại của răng. Các chỉ số đánh giá về độ sâu của vết thương, tình trạng hệ thống ống tủy, buồng tủy hoặc mức độ ảnh hưởng của xương sẽ giúp các bác sĩ đưa ra những nhận định chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Đây là giai đoạn quan trọng quyết định quá trình điều trị tủy có được diễn ra hay không? Nếu bệnh nhân mắc bất kỳ bệnh lý tiền sự nào mà các bác sĩ nhận thấy sự nguy hiểm trong quá trình điều trị hoặc mức độ tổn thương quá lớn, các bác sĩ sẽ khuyến nghị bệnh nhân nên chuyển hướng điều trị sang cách khác để đảm bảo tính an toàn cũng như tránh mất nhiều chi phí và thời gian. 

Hoặc nếu mọi thứ ổn định, các bước tiếp theo của quy trình sẽ được diễn ra và bác sĩ sẽ thông tin cụ thể đến bệnh nhân toàn bộ quá trình thực hiện để tiện theo dõi và chuẩn bị sẵn sàng tâm lý.

Vệ sinh vùng răng miệng và gây tê

Quá trình vệ sinh răng miệng tuy chỉ là một bước nhỏ nhưng lại được đánh giá là có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả của quá trình điều trị. Vì chữa tủy răng có sự can thiệp đến vùng mô thịt nên nếu không được sát khuẩn và vệ sinh sạch sẽ, trong và sau quá trình thực hiện rất dễ xảy ra tình trạng nhiễm trùng hoặc thậm chí là xuất huyết gây nguy hiểm.

Gây tê là phương pháp giúp giảm cảm giác đau đớn trong khi thực hiện nhưng không phải bất cứ ai điều trị tủy cũng cần phải sử dụng đến thuốc tê. Một số trường hợp tủy bị chết lâu ngày, đã mất cảm giác thì việc quá trình điều trị tủy không gây ra cảm giác đau hay ê nhức nên bệnh nhân có thể không cần đến sự hỗ trợ của loại thuốc này.

Đặt đế cao su

Đế cao su được sử dụng để cách ly vùng nướu và khoang miệng để tránh các dụng cụ, dung dịch hoặc các loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị rơi vào. Ngoài ra, quá trình cách ly này cũng đảm bảo cho vi khuẩn có chứa trong nước bọt không thể ngấm vào răng và tủy để đảm bảo khu vực thực hiện hoàn toàn sạch sẽ.

Tiến hành điều trị chữa tủy răng

Quá trình này được chia làm 3 giai đoạn chính là mở ống tủy để rút tủy viêm và tạo hình ống tủy, làm đầy ống tủy và trám bít ống tủy.

  • Mở ống tủy để rút tủy viêm và tạo hình ống tủy: 

Các nha sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để khoan một đường ống nhỏ xuống ống tủy và sử dụng máy hút để loại bỏ hết tủy viêm và các phần bị ảnh hưởng khác. Sau đó, dung dịch bơm rửa được bơm vào và các bác sĩ tiến hành làm sạch hệ thống ống tủy đồng thời tạo hình ống tủy sao cho hạn chế mức tổn thất phần răng thật nhất có thể.

Quá trình làm sạch tủy đôi khi cũng sẽ phải mất từ 1 – 2 lần hẹn tùy thuộc vào mức độ hư tổn của phần tủy đã viêm. Đối với những răng có phần tủy khó tiếp cận hoặc nhiễm trùng nặng, quá trình vệ sinh ống tủy cần mất ít nhất 2 lần mới có thể làm sạch hoàn toàn.

  • Làm đầy ống tủy:

Sau khi loại bỏ hoàn toàn phần tủy đã bị viêm, các bác sĩ sẽ tiến hành bổ sung cho răng một phần tủy mới bằng cách bơm những vật liệu có dạng lỏng có tình chất tương tự như một tủy răng thật vào phần tủy đã bị mất đi. 

Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể sử dụng thêm các chốt kim loại titan để đặt vào chân ống tủy để làm tăng khả năng chống đỡ của phần tủy mới. Để quá trình đông cứng diễn ra nhanh chóng, các bác sĩ sẽ sử dụng ánh sáng của tia laser để làm khô lớp chất lỏng cũng như hỗ trợ sát khuẩn giúp cho xung quanh khu vực thực hiện.

  • Tiến hành trám bít ống tủy

Sau khi phần tủy đã đông cứng hoàn toàn, phần men răng được khoan lúc đầu sẽ được trám bít bằng vật liệu composite để đảm bảo đồng nhất với màu sắc răng từ đó giữ được tính thẩm mỹ cao cho răng sau khi được điều trị. 

Sau cùng, một phần mão răng mới sẽ được chụp lên để che phủ toàn bộ phần thân răng cũ, giúp bảo vệ được răng thật tránh khỏi những tác động trong quá trình ăn uống cũng như giúp răng tăng thêm độ chắc chắn và kéo dài tuổi thọ của răng.

Tái khám theo lịch bác sĩ

Định kỳ 3 -6 tháng/ lần, bệnh nhân nên trở lại nha khoa để được các bác sĩ kiểm tra tình hình hiện tại của vết thương và kê thêm thuốc nếu như xuất hiện những triệu chứng đau nhức, sưng tấy, khó chịu. 

Hầu hết các bệnh nhân đều xem nhẹ việc tái khám vì đa số họ đều rất bận rộn trong công việc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy quá trình thăm khám định kỳ là rất quan trọng vì nó có thể giúp bệnh nhân phát hiện ra những biến chứng có thể nguy hiểm và được các bác sĩ tự vấn phương pháp điều trị kịp thời.

Những biến chứng có thể xảy ra khi điều trị chữa tủy răng

Đau nhức kéo dài

Sau khi điều trị tủy, tình trạng đau nhức là hoàn toàn bình thường vì quá trình thực hiện ít nhiều vẫn có tổn hại đến các mô mềm và hệ thống xương hàm. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này không hề thuyên giảm ngay cả khi đã điều trị xong trong một thời dài thì đây rõ ràng là điều mà các bệnh nhân cần đặc biệt chú ý và không nên xem nhẹ. Đây có thể là hệ lụy của việc lấy tủy không hết hoặc vùng được lấy tủy bị nhiễm trùng nên gây ra tình trạng viêm nhiễm, sưng đỏ và đau nhức liên tục.

Nhiễm trùng vùng chóp

Nhiễm trùng vùng chóp chỉ được phát hiện khi vùng lợi răng bị đau nhức, trồi lên và xuất hiện ổ mủ đục có mùi.  Quá trình nhiễm trùng vùng chóp thường diễn ra âm thầm và không có những triệu chứng bất thường nên bệnh nhân chỉ phát hiện khi tình trạng đã diễn biến nặng. Nếu không điều trị kịp thời, ổ viêm nhiễm rất dễ lan rộng và thậm chí đã có rất nhiều trường hợp phải nhổ bỏ vĩnh viễn răng thật để tránh gây tổn thương đến các bộ phận xung quanh.

Cách chăm sóc răng sau khi điều trị tủy

Sau khi chữa tủy răng, bên cạnh việc dặn dò thời gian tái khám định kỳ, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc và theo dõi răng tại nhà để có thể rút ngắn thời gian hồi phục và tăng hiệu quả điều trị. Những lưu ý này rất quan trọng vì nếu chăm sóc không đúng cách hoặc không kiên trì, răng rất dễ chuyển biến xấu và đôi khi còn khiến quá trình điều trị tủy trở nên uống phí:

  • Theo dõi các cơn đau: cảm giác khó chịu sau khi điều trị tủy là điều có thể diễn ra và được xem là những dấu hiệu hoàn toàn bình thường sau khi điều trị tủy. Tuy nhiên, nếu cơn đau không có dấu hiệu dừng lại, dai dẳng và kéo dài thì bạn cần liên hệ ngay với nha sĩ của bạn để được kiểm tra kỹ lưỡng.
  • Hạn chế nhai và cắn tại vị trí răng mới chữa tủy, hoặc tốt nhất là bạn không nên ăn trong vài giờ sau khi chữa tủy răng và chỉ sử dụng những thực phẩm lỏng, mềm như cháo, súp,.. trong những ngày đầu sau khi thực hiện. Việc ăn nhai trở lại bình thường chỉ được cho phép ít nhất trong vòng 1 tuần sau khi răng chữa tủy đã được bảo vệ bởi chụp hay mão răng ở trên và không còn cảm giác đau nhức.
  • Chỉ ăn những thức ăn đã được nấu mềm, cắt thành những miếng nhỏ để tránh cho răng vận động mạnh gây tổn răng cũng như nướu của răng vừa được chữa tủy.
  • Chỉ sử dụng thuốc được các bác sĩ điều trị kê đơn, không tự ý sử dụng thuốc bên ngoài hoặc những loại thuốc không rõ nguồn gốc khi chưa có sự xác nhận của bác sĩ.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, chỉ sử dụng bàn bàn chải sau khi điều trị từ 2- 3 ngày và kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để lấy sạch những mảng bám của thức ăn thừa.
  • Tái khám định kỳ, thường xuyên để được hỗ trợ chữa trị kịp thời khi xuất hiện những biến chứng bất thường. Không tự ý chữa trị tại nhà và cần đến ngay cơ sở nha khoa gần nhất khi xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm.

Hiện nay, điều trị tủy được xem là một phương điều trị nha khoa quan trọng và được các bác sĩ khuyến cáo thực hiện càng sớm khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh. Bởi, tủy răng là bộ phận nhận chất dinh dưỡng để nuôi răng chắc khỏe nên nếu tủy răng chết đi cũng đồng nghĩa với việc răng đó đã chết hoàn toàn. Việc chữa tủy chỉ có thể giữ lại phần răng thật và lời khuyên dành cho bạn là nên khám răng định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất có thể.

Với quy trình chữa tủy răng được nha khoa cung cấp, hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để hỗ trợ mình đưa ra những quyết định điều trị đúng đắn. Đội ngũ bác sĩ tại nha khoa KDENTIST luôn sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ bạn tìm lại được nụ cười tự tin vốn có nên đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với nha khoa bất cứ khi nào bạn có nhu cầu nhé!

Rate this post
Nguyễn Tấn Hưng

Tôi là Tấn Hưng tên thật là Nguyễn Tấn Hưng. Tôi là bác sĩ chuyên ngành nha khoa và cũng là founder của phòng khám nha khoa Kdentist. Với mong muốn đem lại nụ cười đẹp và hàm răng khỏe mạnh cho mọi người. Tôi không ngừng phát triển bản thân và cơ hở hạ tầng nha khoa để phục vụ mọi người. Với mục tiêu sẽ mở rộng quy mô phòng khám nha khoa trên khắp tỉnh thành Việt Nam. Một tiêu không hề dể dàng, Nhưng tôi chắc chắn sẽ làm được trong thơi gian sắp tới.

076.555.0999
chat-active-icon