Quy trình điều trị viêm nha chu chuẩn y khoa tại Kdentist
Viêm nha chu không phải là một bệnh lý quá khó để chữa trị nhưng nếu thực hiện sai cách, bệnh hoàn toàn có thể đe dọa đến những bộ phận xung quanh hoặc ngay cả tính mạng của bạn. Vậy đâu mới là quy trình điều trị viêm nha chu chuẩn nhất hiện nay? Bài viết dưới đây chính là câu trả lời tốt nhất cho những thắc mắc và có thể giúp bạn tìm ra được cho mình phương thức cũng như quy trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
Khám tổng quát và chẩn đoán bệnh viêm nha chu
Trước khi điều trị bệnh viêm nha chu, bác sĩ cần phải tiến hành thăm khám tổng quát để có thể xác định được tình trạng hiện tại của bệnh nhân. Quá trình chẩn đoán bệnh sẽ được dựa vào nhiều biểu hiện khác nhau, cụ thể như:
Xem xét các triệu chứng bệnh nhân gặp phải
Thông thường, những người có răng khỏe mạnh, phần nướu thường có màu hồng, chạm vào sẽ cảm giác hơi cứng và bao bọc khít với chân răng. Tuy nhiên, ở những người có biểu hiện của viêm nha chu, miệng thường có một số dấu hiệu bất thường như:
Hn
- Phần nướu trong miệng sẽ có biểu hiện sưng phù, ít hoặc nhiều. Khi quan sát bằng mắt thường có thể nhận thấy màu sắc của nướu sẽ chuyển từ màu hồng nhạt sang màu đỏ tươi. Đồng thời, nướu cũng không khít với phần chân răng mà có một khe khoảng trống nhỏ. Nếu không được điều trị sớm sự xuất hiện khoảng trống giữa nướu và răng có thể ngày một lớn hơn.
- Khi xuất hiện những dấu bệnh này nướu rất dễ dàng bị tổn thương khi bị va chạm mạnh dẫn đến chảy máu. Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân có thể nhận thấy trong chân răng có xuất hiện mủ màu vàng. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hôi miệng ở người bệnh.
- Răng ngày một yếu hơn nên thông thường khi mắc phải sẽ có biểu hiện lung lay hoặc khi ăn sẽ thấy xuất hiện cơn đau ít hay nhiều.
Kiểm tra tình trạng răng nướu
Bên cạnh việc hỏi thăm về những triệu chứng bất thường thì bác sĩ sẽ còn tìm hiểu thêm về tiền sử bệnh tật của người bệnh. Với những người có thói quen hút thuốc hoặc thường xuyên sử dụng những loại chất kích thích khiến cho miệng bị mất nước thì khả năng mắc bệnh sẽ ngày càng lớn hơn. Ngoài ra, bác sĩ còn kết hợp thêm tiến hành khám răng miệng của người bệnh để kiểm tra sức khỏe của nướu.
Các bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò nha khoa để đo độ sâu của túi nha chu nằm ở ngay vị trí giao nhau của răng và nướu. Biện pháp này sẽ giúp bác sĩ dễ dàng kiểm tra được tình trạng viêm nhiễm bên trong. Đối với những trường hợp có răng nướu khỏe mạnh thì kết quả đo được thường giao động ở mức từ 1 – 3 mm. Ngược lại, đối với những bệnh nhân bị viêm nướu thì độ sâu túi nha có thể lên đến hơn 4mm.
Chụp X- quang
Để đảm bảo quá trình điều trị viêm nha chu có hiệu quả như mong đợi và hạn chế những sai sót không đáng có, các bác sĩ thường cho bệnh nhân thực hiện chụp phim X – quang. Đây cũng là hình thức kiểm tra xem thử các bộ phận nằm bên trong cơ thể có khả năng mất xương ở những vị trí có túi nha chu sâu quá không? Từ đây bác sĩ có thể đưa ra được những phác đồ chữa trị phù hợp nhất với tình trạng riêng biệt của mỗi bệnh nhân.
Tiến hành quá trình điều trị bệnh viêm nha chu
Cách thức điều trị viêm nha chu như thế nào còn phụ thuộc rất nhiều vào từng tình trạng và giai đoạn của bệnh. Ở mỗi một giai đoạn bệnh khác nhau, các bác sĩ sẽ có cách điều trị phù hợp khác nhau. Dưới đây là đặc điểm và cách điều trị bệnh viêm nha chu tại nha khoa theo từng giai đoạn.
Tình trạng viêm nha chu nhẹ
Trong quá trình bệnh mới chuyển biến từ viêm lợi sang viêm nha chu thì cách điều trị đơn giản và hiệu quả nhất đó là lấy cao răng. Vôi răng khi được lấy sạch sẽ làm mất đi nơi trú ẩn của vi khuẩn. Một thời gian sau, nướu sẽ tự phục hồi và chắc khỏe lại bình thường.
Tình trạng nướu răng đã xuất hiện túi mủ
Đối với trường hợp đã xuất hiện túi nha chu hay còn gọi là áp xe dẫ đến có ổ mủ xung quanh răng, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị khẩn cấp. Điều trị khẩn cấp chỉ được áp dụng khi xuất hiện những biểu hiện cơn đau cấp tính của bệnh. Nếu để càng lâu sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm mãn tính, răng bị lung lay và có thể rụng bất cứ lúc nào.
Hoặc có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật đối với những trường hợp viêm nha chu quá nặng bằng cách loại bỏ túi nha chu và khắc phục lại vết thương bằng cách ghép vạt, ghép thêm xương nhân tạo vào vùng răng đã bị tiêu xương để giúp răng đứng vững và không bị lung lay.
Phương pháp điều trị viêm nha chu duy trì sẽ được tiến hành sau khi đã hoàn thành quá trình chữa trị viêm nha chu. Mục đích chính của phương pháp này là thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra tốt hơn và ngăn chặn bệnh tái phát trở lại. Điều trị duy trì thướng sẽ kéo dài cho đến khi răng không còn tồn tại.
Tình trạng viêm nha chu nặng không thể bảo tồn răng
Đối với trường hợp răng bị viêm nha chu quá nặng, không thể điều trị và bảo tồn được nữa thì “nhổ răng” chính là phương án cuối cùng mà bác sĩ khuyến nghị cũng như bắt buộc phải thực hiện để có thể giữ được những răng còn lại và điều trị nha chu được dễ dàng hơn.
Theo dõi
Quá trình theo dõi bệnh viêm nha chu sau khi điều trị là bước cực kỳ quan trọng vì đây là giai đoạn nhạy cảm, vết thương còn hở dễ bị viêm nhiễm hoặc xuất hiện các biến chứng nên bệnh nhân cần phải xem xét kỹ lưỡng từng ngày.
Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải các rủi ro ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Sau phẫu thuật, bệnh nhân hoàn toàn có thể đối mặt với một số dấu hiệu cơ bản như đau, chảy máu, đau má, chóng mặt, đau đầu,… Cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ và đến ngay cơ sở nha khoa nếu những triệu chứng này liên tục kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm và có xu hướng ngày càng diễn biến nặng hơn.
Bên cạnh việc theo dõi thường xuyên, bệnh nhân cũng nên có chế độ chăm sóc răng miệng đúng khoa học để đảm bảo hiệu quả đem lại là cao nhất:
- Đánh răng thường xuyên, sử dụng bàn chải có lông mềm hoặc tốt nhất là bàn chải điện để có thể làm sạch mảng bám và vi khuẩn tốt nhất.
- Ăn uống hợp lý, không dùng những sản phẩm có chứa chất kích thích và thức ăn cay nóng, tránh đồ ăn dai, cứng.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh áp lực, căng thẳng.
- Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc dung dịch sát khuẩn, dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước thay cho tăm tre.
- Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, vitamin từ rau củ hoặc trái cây.
Tái khám định kỳ
Trong thời gian đầu sau khi phẫu thuật điều trị viêm nha chu, bệnh nhân tốt nhất nên định kỳ 3 tháng/ lần đến nha khoa để kiểm tra và khắc phục kịp thời khi có những biến chứng ngoài ý muốn. Nếu phục hồi tốt, bạn có thể gia giảm tần suất tái khám từ 6 -12 tháng/ lần. Đây luôn là yếu tố được các bác sĩ khuyến khích thực hiện ngay cả khi bạn của bạn không mắc phải bệnh lý nào.
Tuy nhiên, trên thực tế, không có quá nhiều người coi trọng việc tái khám bởi nó thường mất nhiều thời gian cũng như khoản chi phí để di chuyển. Dù vậy, nếu so sánh với những ảnh hưởng có thể xảy ra thì rõ ràng chúng ta thấy rằng, việc kiểm tra định kỳ luôn là giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn hiệu quả nhất.
Hy vọng với những thông tin được đội ngũ bác sĩ nha khoa cung cấp, các bạn đã có thể tìm ra được cho mình quy trình điều trị viêm nha chu đạt chuẩn cũng như phù hợp với tình trạng hiện tại của mình. Nếu bạn vẫn còn vướng phải nhiều thắc mắc về bệnh viêm nha chu hoặc các vấn đề về răng miệng khác, chúng tôi, nha khoa quốc tế Kdentist luôn sẵn sàng giải đáp và hỗ trợ bất cứ khi nào bạn cần.
Tôi là Tấn Hưng tên thật là Nguyễn Tấn Hưng. Tôi là bác sĩ chuyên ngành nha khoa và cũng là founder của phòng khám nha khoa Kdentist. Với mong muốn đem lại nụ cười đẹp và hàm răng khỏe mạnh cho mọi người. Tôi không ngừng phát triển bản thân và cơ hở hạ tầng nha khoa để phục vụ mọi người. Với mục tiêu sẽ mở rộng quy mô phòng khám nha khoa trên khắp tỉnh thành Việt Nam. Một tiêu không hề dể dàng, Nhưng tôi chắc chắn sẽ làm được trong thơi gian sắp tới.