Tổng hợp 13+ các TÁC HẠI của NIỀNG RĂNG các bạn nên biết rỏ
Không thể phủ nhận rằng niềng răng thẩm mỹ là một trong những phương pháp chỉnh nha sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên, mọi thứ đều có hai mặt và bên cạnh những lợi ích mang lại thì niềng răng chắc chắn cũng chứa đựng nhiều mối nguy hiểm mà khách hàng rất nên phải tìm hiểu thật kỹ trước khi tiến hành thực hiện. Vậy tác hại của niềng răng là gì? Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào? Hãy cùng nha khoa KDENTIST giải đáp cụ thể qua những thông tin trong bài viết.
Nếu bạn đang muốn niềng răng, bạn chưa biết chi phí niêng răng là bao nhiêu? Thì hãy liên hệ ngay cho phòng khám nha khoa Kdentist, để được nhân viên tư vấn hỗ trợ cho bạn.
Niềng răng có ảnh hưởng gì không? Các vấn để hay gặp
Niềng răng là phương pháp nha khoa được rất nhiều khách hàng lựa chọn thực hiện nhưng bên cạnh đó họ cũng phải đối mặt với một số rủi ro có thể xảy ra thực hiện quá trình điều trị. Cho đến hiện tại, các chuyên gia nha khoa cũng đang tìm cách để khắc phục những nhược điểm này song trên thực tế, niềng răng là quá trình can thiệp của các thiết bị hỗ trợ, tác dụng lực lên răng một cách không tự nhiên nên ít nhiều cũng sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn – điều mà bất cứ ai thực hiện niềng răng cũng không thể tránh khỏi.
Tất nhiên không phải vì những hạn chế này mà niềng răng không được thực hiện hay mất đi công dụng “thần kỳ” của nó. Cách tốt nhất là khách hàng nên tìm hiểu thật kỹ là chuẩn bị tâm lý thật sẵn sàng để không quá bất ngờ khi đối mặt.
Xem thêm: Bảng giá chi phí niềng răng hô nhẹ cập nhật mới nhất 2022
1. Đau hàm
Đây là tình trạng rất bình thường và hầu như bất kì ai cũng sẽ trải qua khi thực hiện niềng răng. Cho dù niềng răng mắc cài hay không mắc cài, trong thời gian đầu, có thể từ 2-3 ngày, khách hàng sẽ có cảm giác mỏi cơ hàm hoặc đau nhẹ. Đây là dấu hiệu cho thấy dấu hiệu cho thấy răng của bạn đang bắt đầu dịch chuyển và vì có sự gắn kết với xương hàm nên cũng gây ra những cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, khách hàng hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng này nhờ vào việc sử dụng thuốc giảm đau được kê đơn bởi bác sĩ điều trị.
2. Khó khăn trong quá trình ăn uống
Đây có lẽ là ảnh hưởng lớn nhất của niềng răng đến quá trình sinh hoạt hằng ngày của khách hàng. Những mắc cài, dây dung hay thậm chí là khay niềng cũng ít nhiều gây ra những bất tiện vì phạm vi thức ăn bị giới hạn và khách hàng sẽ phải mất nhiều thời gian cho quá trình ăn uống so với người bình thường. Không những vậy, sau những bữa ăn, người niềng răng buộc phải vệ sinh răng miệng thật kỹ lưỡng nếu như không muốn để lại những vụn thức ăn trên mắc cài hoặc khay nhựa gây mất thẩm mỹ.
3. Khó chịu trong thời gian đầu
Tất nhiên, nếu so với răng của người không niềng răng thì chắc chắn các dụng cụ niềng sẽ gây cộm cấn và gồ ghề cho răng và miệng sau khi niềng. Điều này rất phổ biến và hầu như bất cứ ai niềng răng cũng đều gặp phải. Tuy nhiên, cảm giác này chỉ xuất hiện trong thời gian đầu và sẽ tự động mất đi sau khi bạn đã thích ứng được với sự xuất hiện của các dụng cụ niềng.
4. Tổn thương niêm mạc
Khi niềng răng mắc cài kim loại, một số khách hàng đôi khi có thể bị dây cung và mắc cài ma sát vào miệng gây trầy xước hoặc thậm chí là chảy máu. Song, hiện nay, vấn đề này không còn đáng lo ngại vì khách hàng hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách sử dụng sáp nha khoa để che đi những vị trí có thể gây tổn thương của niềng.
Những tác hại của niềng răng mà bạn chưa biết
Có thể thấy, niềng răng chắc chắn cũng sẽ gây ra một số ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực đến răng của bạn nên đó là lý do tại sau bạn nên đến các nha khoa để được tư vấn trực tiếp bởi các bác sĩ thay vì chỉ tìm hiểu qua một số nguồn thông tin ít ỏi. Trên thực tế, chúng ta hoàn toàn thực hiện niềng răng một cách thuận lợi và an toàn nếu như lựa chọn đúng cơ sở nha khoa uy tín và được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ tay nghề cao. Ngược lại, nếu niềng răng sai cách, bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc phải một trong số những nguy hiểm dưới đây:
Xem thêm: Cập nhật bảng giá niềng răng 1 hàm tại nha khoa Kdentist.
1. Bị cứng liền khớp
Chứng cứng liền khớp hay còn gọi với tên Ankylosis, là là tình trạng vô cùng hiếm gặp xảy ra khi chân răng tích hợp vào xương. Bệnh lý này rất khó dự đoán và và nhận ra bằng mắt thường nếu như bác sĩ không chụp X-quang hoặc CT ConeBeam 3D để kiểm tra trước khi bắt đầu quá trình thực hiện niềng răng.
2. Bị tiêu chân răng
Tiêu chân răng là hiện tượng chân răng bị tiêu biến đi một phần hoặc mất đi hoàn toàn nếu như không phát hiện kịp thời. Trên thực tế, chúng ta thường ít quan tâm và xem nhẹ tác động này nhưng đây chính xác là ảnh hưởng rất lớn vì xương là thành phần không thể tái tạo khi đã mất đi. Khi răng bị tiêu xương, phần răng thật sẽ trở nên mất điểm tựa và ngày càng yếu dần.
3. Răng bị mất canxi
Vấn đề vệ sinh răng miệng là điều rất quan trọng đối với người niềng răng. Nếu vệ sinh răng miệng kém rất dễ làm xuất hiện các vết trắng đục trên răng. Tình trạng này là do các vi khuẩn tác động làm mất các khoáng chất có trong men răng, nhất là canxi nên răng sẽ dễ giòn và yếu.
4. Dị ứng
Một số khách hàng phản ánh rằng họ bị dị ứng sau khi niềng răng với mắc cài kim loại hoặc chất liệu của dây chun được sử dụng. Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra, số lượng bệnh nhân mắc phải không nhiều nên dường như khách hàng chưa biết đến cách để xử lý. Tốt nhất là bạn nên liên hệ với bác sĩ điều trị của mình một cách sớm nhất khi xuất hiện những dấu hiệu bị dị ứng này để được hỗ trợ thay thế những sản phẩm điều trị khác.
5. Bị sâu răng
Khi đeo niềng, chắc chắn khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc vệ sinh răng miệng bởi sự xuất hiện của dây, cung, mắc cài hoặc khay niềng bằng nhựa. Việc không loại bỏ hết được thức ăn thừa trong cách ngóc ngách nhỏ rất dễ khiến vi khuẩn tích tụ và xâm nhập vào sâu gây ra các tình trạng hôi miệng hay sâu răng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể khắc phục nhược điểm này bằng cách vệ sinh răng miệng một cách thường xuyên và kỹ lưỡng, sử dụng tăm nước hoặc chỉ nha khoa kết hợp với bàn chải đánh răng để làm sạch sâu nhất có thể.
6. Chết tủy răng
Đây có thể là tác nghiêm trọng nhất khi thực hiện niềng răng sai cách vì một khi tủy răng bị chết cũng đồng nghĩa với việc răng ở vị trí đó đã chết và mất vĩnh viễn. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi dây cung, mắc cài được gắn không đúng vị trí hoặc khay niềng không khớp với răng thật. Hậu quả của việc làm này là răng bị lung lay, thức ăn bám vào tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và ăn sâu vào tủy.
7. Biến dạng khuôn mặt
Việc có thể khắc phục các tình trạng răng bị móm hoặc hô vẩu đã chứng tỏ rằng niềng răng hoàn toàn có khả năng thay đổi hệ thống xương và cơ mặt. Tuy nhiên, nếu thực hiện niềng răng không đúng cũng đồng nghĩa với việc khuôn mặt của bạn cũng sẽ biến đổi sai hướng. Đây là ảnh hưởng rất nghiêm trọng
8. Răng di chuyển về vị trí củ
Tình trạng răng dịch chuyển về vị trí cũ là vấn đề phổ biến sau khi tháo niềng răng nếu bạn không đeo hàm duy trì (retainer) thường xuyên.Hoặc một số trường hợp niềng răng không đúng cách, răng có thể dễ dàng trở về chỗ cũ và xem như khách hàng vừa tốn thời gian lẫn chi phí để thực hiện một cách vô ích.
Với những thông tin được nha khoa cung cấp, hy vọng rằng các bạn đã có những kiến thức hữu ích để giải đáp được những tác hại của niềng răng có thể có trong suốt quá trình thực hiện điều trị. Điều quan trọng nhất ở đây là bạn phải lựa chọn được đúng cơ sở uy tín chất lượng để hạn chế thấp nhất khả năng chúng có thể xảy ra.
Các bài viết liên quan:
Cập nhật chi tiết bảng giá niềng răng 2 hàm mới nhất tại nha khoa Kdentist.
Giải đáp thắc mắc sau khi niềng răng nên ăn gì? Các món ăn không nên ăn.
Tôi là Tấn Hưng tên thật là Nguyễn Tấn Hưng. Tôi là bác sĩ chuyên ngành nha khoa và cũng là founder của phòng khám nha khoa Kdentist. Với mong muốn đem lại nụ cười đẹp và hàm răng khỏe mạnh cho mọi người. Tôi không ngừng phát triển bản thân và cơ hở hạ tầng nha khoa để phục vụ mọi người. Với mục tiêu sẽ mở rộng quy mô phòng khám nha khoa trên khắp tỉnh thành Việt Nam. Một tiêu không hề dể dàng, Nhưng tôi chắc chắn sẽ làm được trong thơi gian sắp tới.