Thuốc điều trị viêm nha chu dạng uống và bôi được tin dùng
Bên cạnh việc đến nha khoa, viêm nha chu còn có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc. Đây là phương pháp có thể đem lại hiệu quả cho một số trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ hoặc dễ điều trị. Tuy nhiên, thuốc điều trị viêm nha chu bao gồm những loại nào? Nên sử sử khi nào và cần lưu ý điều gì quan trọng? Bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ các vấn đề đó.
Những thuốc điều trị viêm nha chu dạng bôi
Thuốc điều trị viêm nha chu ở dạng bôi thường tồn tại ở dạng kem, được đóng thành từng tuýp nhỏ thuận tiện cho bệnh nhân trong quá trình sử dụng và mang theo bên người. Những dạng thuốc này thường bao gồm những hoạt chất có tính kháng viêm, kháng khuẩn, có thể ăn được và dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, thuốc dạng bôi thường không mang lại hiệu quả tức thì nên sẽ phù hợp dành cho những tình trạng bị viêm nhiễm ở mức độ nhẹ.
Một số loại thuốc điều trị viêm nha chu thường thấy và được sử dụng phổ biến hiện nay là:
Thuốc điều trị viêm nha chu Metrogyl Denta
Nếu đang gặp vấn đề về viêm nha chu bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc Metrogyl Denta trong quá trình điều trị. Loại thuốc này tồn tại ở dạng gel có màu trắng đục với công dụng sát khuẩn, tiêu viêm mạnh.
Metrogyl Denta bao gồm các thành phần chính như Metronidazole Benzoate BP và Chlorhexidine Gluconate Solution BP (20%). Cơ chế hoạt động của thuốc này là các hoạt chất trên sẽ thẩm thấu và gây ra tác động trực tiếp lên khu vực bị ảnh hưởng. Dùng thuốc trong một thời gian giúp loại bỏ ổ vi khuẩn, qua đó cải thiện tình trạng sưng viêm, sưng mủ và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương ở tổ chức quanh chân răng.
Hiện nay, thuốc thuốc bôi điều trị viêm nha chu Metrogyl Denta đều có bán tại một số cửa hiệu thuốc hay cửa hàng trực tuyến với giá dao động khoảng 40.000đ- 45.000đ/tuýp.
Cách sử dụng:
- Lấy một lượng đủ dùng thuốc Metrogyl Denta thoa lên vùng bị sưng viêm sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ và nhổ hết nước bọt ra. Lưu ý, chỉ nên thoa một lớp mỏng, vừa đủ che phủ vết thương để thuốc được hấp thụ nhanh và thẩm thấu hơn, tránh bôi quá dày gây bít tắc và lãng phí.
- Thoa thuốc đều đặn và liên tục 2 lần mỗi ngày vào các buổi sáng và tối.
Thuốc điều trị viêm nha chu Dentosmin P
Dentosmin P cũng là một dạng thuốc được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị các bệnh lý nha khoa như viêm lợi hoặc viêm nha chu. Thỉnh thoảng, loại thuốc này cũng được chỉ định cho bệnh nhân hậu phẫu thuật nha khoa để hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi của vết thương.
Thuốc Dentosmin P cũng có dạng gel và được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ của Đức. Nhờ thành phần chính là chlorhexidine bis (D-gluconate) dù hàm lượng chỉ ở mức 1%, loại thuốc này vẫn có khả năng sát trùng, gây ức chế hoạt động của vi khuẩn và giảm nguy cơ tổn thương cho các mô mềm ở lợi và nướu.
Tại các cửa hàng hiện nay, Dentosmin P đang được phân phối với giá bán lẻ cao hơn Metrogyl Denta khi ở khoảng 198.000 VNĐ mỗi tuýp. Trong những thời điểm khác nhau, giá thuốc có thể dao động ở mức cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào từng địa điểm.
Cách sử dụng thuốc:
- Trước đó, bạn phải đánh răng cho sạch sẽ. Sau đó, nặn một ít thuốc vừa đủ dùng ra đầu cây tăm bông hoặc ra đầu ngón tay rồi nhẹ nhàng bôi lên vùng bị bệnh.
- Sử dụng liên tục và đều đặn từ 1 – 3 lần trong ngày hoặc tốt nhất là nên sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc điều trị viêm nha chu Gel bôi Emofluor
Emofluor Gel cũng là một loại thuốc bôi được nhiều bệnh viện sử dụng để điều trị viêm nha chu cho bệnh nhân. Thuốc này được đánh giá cao về khả năng thẩm thấu nhanh do ở dạng gel lỏng. Trong thành phần của thuốc chứa những hoạt chất như Cellulose Gum, Glycerin, Phosphor Colamine, Aqua và nhiều hoạt chất khác. Chúng có tác dụng giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm sưng và các cơn đau nướu.
Một số trường hợp có thể dùng Emofluor Gel: Người bị viêm nha chu, viêm lợi, hở mòn chân răng, mủ chân răng, sâu răng, sưng viêm, đau nhức nướu răng.
Chống chỉ định cho các trường hợp bị dị ứng với những thành phần thuốc. Khi dùng cho phụ nữ mang thai, đang nuôi con bằng sữa mẹ hoặc trẻ em dưới 6 tuổi cần được sự tham vấn và xem xét kỹ lưỡng của bác sĩ. Hiện nay, bạn có thể tìm mua loại thuốc này tại các cửa hiệu thuốc lớn hay nhà thuốc của bệnh viện với giá khoảng 230.000 đồng cho tuýp 75ml.
Cách sử dụng thuốc: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau đó bôi một lượng thuốc vừa đủ lên vết thương, giữ trong vòng 1 phút sau đó nhổ ra hết lượng bọt được tiết ra và không cần rửa lại miệng. Đặc biệt, trong quá trình thoa không được nuốt thuốc. Thực hiện kiên trì đều đặn 3- 4 lần/ ngày để thấy rõ rệt hiệu quả.
Thuốc điều trị viêm nha chu PerioKin
PerioKin là loại thuốc được sử dụng để chữa viêm nha chu bằng cách bôi ngoài da. Thuốc có dạng gel lỏng và có thành phần chính là Chlorhexidine 0.2g kết hợp với một số loại tá dược khác. Khi sử dụng, các hoạt chất có trong thuốc sẽ nhanh chóng thẩm thấu qua lớp niêm mạc của nướu răng và tác động trực tiếp lên các tổ chức bị bệnh từ đó giúp loại bỏ ổ vi khuẩn.
Thuốc PerioKin hầu như có tác dụng với mọi vi khuẩn gây viêm nha chu. Trong thực tế, bạn cũng có thể sử dụng loại thuốc này để điều trị một số bệnh lý răng miệng khác như viêm lợi, áp xe răng hay viêm chân răng. Mỗi tuýp PerioKin 30ml có giá bán lẻ trên thị trường khoảng 130.000 đồng.
Cách sử dụng:
- Mỗi ngày thoa thuốc 2 – 3 lần trong ít nhất 7 ngày
- Đánh chải răng sạch sẽ trước mỗi lần sử dụng để thuốc được hấp thụ tốt hơn, mang lại hiệu quả tối ưu khi điều trị viêm nha chu.
Những thuốc điều trị viêm nha chu dạng uống
Thuốc điều trị viêm nha chu dạng bôi mặc dù khá dễ để tiếp cận nhưng đối với một số thuốc không thể nuốt thì quá trình bôi thuốc sẽ khá nguy hiểm. Ngoài ra, đối với một số vết thương hở, việc bôi thuốc trực tiếp lên bề mặt da sẽ khiến cho bệnh nhân dễ cảm thấy đau đớn và khó chịu hơn.
Thuốc điều trị viêm nha chu Metronidazol Stada
Nếu bạn đang thắc mắc bị viêm nha chu nên uống thuốc gì nhanh khỏi thì Metronidazol Stada chắc chắn chính là gợi ý hữu ích tiếp theo cho bạn. Với các thành phần gồm Metronidazol, Lactose monohydrate, magnesi stearat kết hợp với một số loại tá dược khác, Metronidazol quả thật là hoạt chất kháng sinh có tác dụng ngăn chặn hiệu quả tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí gây ra.
Thuốc Metronidazol Stada thường được chỉ định sử dụng trong việc điều trị bệnh viêm nha chu và một số bệnh lý thường thấy khác như viêm lợi, hoại tử loét cấp hay nhiễm trùng vùng chậu… Trong một số trường hợp, thuốc còn được chỉ định dùng sau phẫu thuật để ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn kỵ khí.
Metronidazol Stada bị chống chỉ định với phụ nữ đang có thai trong 3 tháng đầu, đang cho con bú hoặc có tiền sử bị dị ứng bất kỳ thành phần nào của thuốc. Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn cũng nên đặc biệt thận trọng vì có thể mắc phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy. Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, chỉ nên uống thuốc được bác sĩ kê đơn và theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thông báo ngay cho bác sĩ điều trị khi xuất hiện bất cứ phản ứng phụ nào.
Cách sử dụng:
- Sử dụng thuốc mỗi ngày 3 lần với 300mg/ lần.
- Kiên trì sử dụng ít nhất 3 ngày để thấy được hiệu quả
- Chỉ dùng thuốc sau khi ăn no để tránh gây đau dạ dày, mất cân bằng đường ruột hoặc rối loạn tiêu hóa.
Thuốc điều trị viêm nha chu Doxycycline
Doxycycline được sản xuất bởi một hãng dược nổi tiếng của Ấn Độ là Braw. Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng sưng tấy, đau nhức ở các tổ chức quanh răng. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc bằng một trong các dạng được điều chế như viên nang, bột pha uống hay viên phim.
Tuy nhiên, hiện tại vẫn có một số phản ứng phụ có thể xuất hiện sau hoặc trong khi sử dụng thuốc Doxycycline. Thường thấy nhất là tình trạng đau đầu, hoa mắt,chóng mặt. Việc lạm dụng thuốc cũng có thể gây ra hiện tượng đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa. Khi sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 8 tuổi và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, bệnh nhân hoặc người nhà cần tuyệt đối tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
Cách sử dụng thuốc:
- Người trưởng thành mỗi ngày dùng 100mg/ lần, mỗi ngày dùng ít nhất 2 lần.
- Trẻ từ 8 tuổi trở lên dùng 4 – 5mg/kg mỗi ngày. Có thể chia đều làm 2 lần để tiện dùng hơn.
Thuốc điều trị viêm nha chu Paracetamol
Paracetamol là loại thuốc giảm đau thường được bác sĩ kê đơn cho các trường hợp bị đau nhức răng hay đau lợi ở mức độ từ nhẹ đến vừa. Ngoài ra, thuốc này còn có tác dụng giảm sốt rất nhanh, cung cấp một lượng muối khoáng cho cơ thể và thường được bào chế dưới các hình thức viên sủi, viên nén, dung dịch để uống hoặc tiêm.
Paracetamol 500mg hiện đều có bán tại tất cả các cửa hàng thuốc Tây trên thị trường. Bạn có thể tìm mua một cách dễ dàng tùy ý mà không cần kê toa. Tuy nhiên, để tránh gây hại cho các bộ phận của cơ thể và những tác dụng phụ khác, tốt nhất không nên lạm dụng thuốc một cách bừa bãi.
Cách sử dụng:
- Người trưởng thành dùng 325 – 650mg/ lần, khoảng cách giữa hai liều cách nhau là 4 – 6 tiếng. Có thể dùng dạng viên 1000mg nhưng liều tiếp theo nên cách liều trước 6 – 8 tiếng
- Trẻ em nên dùng ít hơn với 10-15 mg/kg/ lần. Khoảng cách giữa hai liều cách nhau ít nhất là 4 tiếng đối với các trường hợp bị sốt. Một ngày chỉ nên dùng tối đa 5 liều.
Thuốc điều trị viêm nha chu Ciprofloxacin
Ciprofloxacin là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Quinolon với khả năng tiêu diệt đồng thời cả hai chủng vi khuẩn gây bệnh là gram âm lẫn gram dương. Với thành phần chính chứa Ciprofloxacin hydrochloride giúp tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại.
Thuốc Ciprofloxacin thường được các bác sĩ chỉ định thay thế khi bệnh nhân không đáp ứng được với thuốc kháng sinh khác thuộc nhóm tetracycline, penicillin hay cephalosporin. Đặc biệt, phụ nữ có thai không nên dùng thuốc.
Các tác dụng phụ bệnh nhân có thể gặp khi dùng thuốc Ciprofloxacin để điều trị bệnh viêm nha chu:
- Cảm giác buồn nôn, nôn ói
- Đau bụng, đi ngoài với phân lỏng nhiều lần trong ngày
- Đau đầu, chóng mặt
- Khó thở mệt mỏi
- Tình trạng xuất huyết dưới da…
Cách sử dụng thuốc:
- Người trưởng thành mỗi ngày dùng tối đa 1,5g và chia làm 2 lần.
- Trẻ em mỗi ngày dùng 7,5 – 15 mg cho 1 kg trọng lượng cơ thể, chia ra uống 2 – 3 lần/ngày. Thời gian điều trị thường kéo dài từ 1 – 2 tuần.
Thuốc điều trị viêm nha chu Gentamicin
Gentamicin là loại thuốc được chỉ định dùng cho những trường hợp răng bị viêm nha chu gây ra bởi sự phát triển của vi khuẩn gram âm. KHi sử dụng, thuốc có khả năng gây ức chế sự tổng hợp chuỗi protein của vi khuẩn từ đó ngăn chặn sự phân chia của chúng.
Gentamicin thuộc dạng thuốc được kê đơn với thành phần chính là Gentamicin kết hợp với một số loại tá dược và phụ liệu khác. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép bởi rất dễ gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu dùng sai.
Một số tác dụng phụ mà bệnh nhân có thể gặp khi dùng thuốc Gentamicin:
- Nhiễm độc không phục hồi.
- Gây suy giảm chức năng thính giác.
- Dễ gây hoa mắt, chóng mặt, thiếu máu não.
- Suy thận cấp hoặc thậm chí là nhiễm độc thận.
- Sung huyết, phù kết mạc…
Thuốc Gentamicin điều trị viêm nha chu được chống chỉ định cho những bệnh nhân bị suy thận, người cao tuổi hoặc bệnh nhân có huyết áp thấp, rối loạn thính giác, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Thuốc điều trị viêm nha chu Cefixim
Cefixim là loại thuốc kháng sinh được xếp vào nhóm thuốc Cephalosporin. Thành phần chính của thuốc là Cefixim Trihydrat giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh và hạn chế sự phát triển của chúng.
Bệnh nhân thường được chỉ định thuốc Cefixim ở một trong các dạng phổ biến như viên nén, bột pha, viên nang hoặc viên nhai. Thuốc có thể được sử dụng với nhiều hàm lượng khác nhau tùy thuộc vào tuổi tác, cân nặng và mức độ tổn thương của bệnh viêm nha chu.
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Cefixim:
- Nổi mẩn ngứa, sưng phù miệng, khó thở, thở khò khè, đau tức ngực do dị ứng hoặc nghiêm trọng hơn là shock thuốc phản vệ.
- Xuất hiện một vài hoặc tất cả các triệu chứng của hội chứng Steven Johnson: Vùng mặt hoặc bộ phận sinh dục bị chảy máu, phát sốt…
- Bị tiêu chảy
- Bị đau bụng
- Có cảm giác buồn nôn
- Bụng bị đầy hơi
- Bị chứng khó tiêu
Cách sử dụng:
- Người trưởng thành và trẻ em lớn hơn 12 tuổi hoặc có cân nặng trên 45kg: Uống từ 1 – 2 viên/lần/ngày ở dạng hàm lượng 200mg.
- Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi hoặc có cân nặng nhỏ hơn 45kg: Mỗi ngày dùng 8mg/kg. Có thể dùng trong 1 lần hoặc chia làm 2 lần tùy theo từng trường hợp. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thật kỹ trước khi sử dụng thuốc.
Thuốc điều trị viêm nha chu Ibuprofen
Tương tự như những loại thuốc khác, Ibuprofen cũng thuộc một trong những nhóm thuốc kháng viêm không có steroid. Thuốc có tác dụng giảm sưng đau và hạ nhiệt cho bệnh nhân bị viêm nha chu thông qua việc ngăn chặn quá trình phát triển của các chất gây viêm trong cơ thể.
Bên cạnh đó, loại thuốc này cũng được sử dụng để điều trị các triệu chứng viêm đau liên quan đến nhiều loại bệnh lý khác như viêm khớp, viêm loét lợi, gout hay thoái hóa các khớp… Tuy nhiên, Ibuprofen đôi khi cũng có khả năng gây viêm loét, xuất huyết dạ dày hoặc suy giảm chức năng của gan thận nếu sử dụng không đúng cách. Do đó, bạn không nên lạm dụng quá mức và nên tham khảo của bác sĩ trước khi sử dụng.
Cách dùng:
- Người trưởng thành sử dụng mỗi ngày 1,2 – 1,8 g. Nên chia thành từ 2 đến 3 lần dùng trong 1 ngày.
- Trẻ em nên uống 20 – 30mg/lần/ngày.
- Khoảng thời gian tốt nhất cho 2 lần sử dụng thuốc liên tiếp là 4 tiếng.
Thuốc điều trị viêm nha chu Diclofenac
Một trong danh sách các loại thuốc trị viêm nha chu thường thấy trong đơn thuốc điều trị viêm nha chu của bác sĩ là Diclofenac. Đây là loại thuộc nhóm thuốc có tác dụng kháng viêm không có steroid, vừa có thể kháng viêm, hạ sốt, cũng vừa giúp giảm sưng tấy ở những khu vực bị ảnh hưởng. Trong trường hợp bệnh nhân bị đau sau khi phẫu thuật viêm nha chu cũng có thể dùng thuốc Diclofenac để giảm đau tạm thời.
Thành phần chính của thuốc Diclofenac là Diclofenac Natri 50mg và Magnesi Stearat đồng thời kết hợp với nhiều hoạt chất khác.Thuốc chống chỉ định sử dụng với các trường hợp bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
Cách dùng:
- Người trưởng thành mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần, liều lượng cho mỗi lần là 50mg. Tối đa mỗi ngày chỉ nên dùng 150mg.
- Trẻ em chỉ được dùng thuốc khi được các bác sĩ kê toa.
Các lưu khi điều trị viêm nha chu bằng thuốc
Không thể phủ nhận rằng thuốc điều trị bệnh viêm nha chu có thể khắc phục hiệu quả bệnh ở một số trường hợp, từ đó giúp tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn. Tuy nhiên, các loại thuốc trị viêm nha chu có chứa các thành phần kháng sinh và giảm đau đáng kể nên chắc chắn người bệnh không nên lạm dụng những thuốc này trong khoảng thời gian lâu dài.
Để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra, dưới đây là một số lưu ý mà bệnh nhân có thể tham khảo để thuốc được phát huy một cách hiệu quả và an toàn với người bệnh:
- Riêng với thuốc bôi người bệnh cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi dùng bằng cách đánh răng hoặc súc nước muối. Để thuốc bám dính tốt hơn, bệnh nhân cũng nên để răng ở trạng thái khô ráo (hạn chế nước bọt). Việc này giúp loại bỏ bớt một số lượng vi khuẩn từ thức ăn thừa và mảng bám cứng tồn tại trên răng nướu. Bên cạnh đó, cách này cũng giúp thuốc được hấp thu dễ hơn vào vùng răng bị viêm nha chu.
- Cần kiểm tra kỹ chất lượng sản phẩm và tuân thủ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc về liều lượng, cách dùng trước khi dùng. Tuyệt đối không dùng thuốc sai liều lượng, không tự ý thay đổi liều lượng vì sẽ dễ gây ra các tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Nên bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tốt nhất nên để thuốc ở nơi có nhiệt độ phòng và chú ý không để thuốc tiếp xúc với nước hoặc ngăn đá của tủ lạnh.
- Bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc. Chỉ nên sử dụng thuốc khi đã qua thăm khám, kiểm tra và được sự chỉ định của bác sĩ.
- Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia có những chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khoẻ hiện tại. Song song đó, bệnh nhân cũng nên kết hợp với việc chăm sóc răng miệng đúng khoa học để có thể kiểm soát được biến chứng và rút ngắn khoảng thời gian điều trị.
- Báo ngay với bác sĩ để được xử lý nếu trong thời gian điều trị nhận thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường hoặc triệu chứng dị ứng.
- Đặc biệt, thuốc có nhiều thành phần hóa học nên cần chú ý thận trọng khi sử dụng thuốc cho những bà bầu và trẻ em.
Nên điều trị viêm nha chu bằng thuốc tại nhà hay tới nha khoa
Điều trị viêm nha chu tại nhà mặc dù vẫn hiệu quả nhưng trên thực tế chỉ được áp dụng cho những trường hợp răng bị viêm nha chu nhẹ. Với những trường hợp bị viêm nặng, các loại thuốc trên có vai trò nhưng một phương pháp giảm đau tạm thời trong khoảng thời gian bệnh nhân chưa thể đến nha khoa.
Để có thể điều trị tận gốc và hiệu quả nhất, bệnh nhân tốt nhất vẫn nên đến nha khoa để được các bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp bởi trên thực tế, bệnh viêm nha chu không dễ để nhận ra và không phải tình trạng bệnh nào cũng có thể tự điều trị tại nhà.
Kdentist, nha khoa quốc tế chuyên sâu điều trị bệnh viêm nha chu chắc chắn là cơ sở nha khoa uy tín mà bạn có thể xem xét lựa chọn khi có nhu cầu điều trị bệnh. Từ khi thành lập cho đến hiện tại, nha khoa đã điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân và dần trở thành cái tên được nhiều khách hàng ưu tiên hàng đầu mỗi khi nhắc đến bệnh lý này. Với đội ngũ bác sĩ thân thiện và có chuyên môn cao, nha khoa luôn tự tin có thể thấu hiểu và đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng mỗi khi họ lựa chọn đặt lòng tin và điều trị tại nha khoa.
Bài viết trên đây là chia sẻ của đội ngũ bác sĩ về các loại thuốc điều trị viêm nha chu cũng như một số lời khuyên hữu ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh lý nha khoa nghiêm trọng này. Nếu có thêm những thắc mắc xoay quanh các vấn đề về răng miệng, đừng ngần ngại mà hãy gọi điện hoặc đến ngay các cơ sở của nha khoa Kdentist để được tư vấn nhanh chóng nhé!
Tôi là Tấn Hưng tên thật là Nguyễn Tấn Hưng. Tôi là bác sĩ chuyên ngành nha khoa và cũng là founder của phòng khám nha khoa Kdentist. Với mong muốn đem lại nụ cười đẹp và hàm răng khỏe mạnh cho mọi người. Tôi không ngừng phát triển bản thân và cơ hở hạ tầng nha khoa để phục vụ mọi người. Với mục tiêu sẽ mở rộng quy mô phòng khám nha khoa trên khắp tỉnh thành Việt Nam. Một tiêu không hề dể dàng, Nhưng tôi chắc chắn sẽ làm được trong thơi gian sắp tới.